3 Tháng Mười, 2023

11 kinh nghiệm mở spa không phải ai cũng nói cho bạn biết

Dù là xưa hay nay thì nhu cầu làm đẹp không bao giờ ngừng lại. Đó là lý do vì sau ngày càng có nhiều Sapa ra đời. Hiện tại kinh doanh Spa đang được xem là một ngành rất Hot và có nhiều tiềm năng để phát triển. Vậy, mở spa cần chuẩn bị những gì? Kinh doanh spa cần bao nhiêu vốn? và làm sao để nổi bật thu hút nhiều khách hàng giữa vô số những Spa khác. Để trả lời cho câu hỏi này thì trong video hôm nay Blog Khởi Nghiệp xin chia sẽ với bạn kinh nghiệm kinh doanh Spa hiệu quả. Đảm bảo bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức thú vị để vận hành cơ sở Spa của mình ngày càng thành công hơn.

1. Cần tìm hiểu về ngành và thị trường kinh doanh Spa

Ông bà ta có câu biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Việc kinh doanh cũng vậy, đừng bao giờ kinh doanh những gì bạn không am hiểu, bởi vì nếu không am hiểu về nó bạn sẽ không thể quản lý được công việc, chi phí, nhân sự… dẫn đến thất bại không đáng có. Chính vì thế, để thành công trong lĩnh vực kinh doanh Spa trước hết bạn sẽ phải là người am hiểu về spa trước.
Nếu bạn kinh doanh spa 1 mình mà không xuất phát từ một kỹ thuật viên Spa chuyên nghiệp thì bạn có thể nâng cao tay nghề bằng những khoá đào tạo Spa để nắm vững quy trình làm việc, các máy móc, các kỹ thuật từ cơ bản đến chuyên sâu. Điều này để đảm bảo ít nhất bạn phải vận hành được một tiệm Spa.
Trường hợp nếu bnaj muốn kinh doanh spa và đóng vai trò là một nhà đầu tư về vốn thì bạn cũng cần phải tìm 1 đối tác tin cậy am hiểu hoặc đang làm trong ngành Spa để cùng khởi sự kinh doanh, lúc này bạn mới có thể vững vàng trong mọi việc phát sinh.

Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm mở quán trà sữa cho người lần đầu kinh doanh

2. Lên ý tưởng kinh doanh, Concept thiết kế

Kinh doanh Spa là một lĩnh vực rất rộng lớn. Vì vậy điều đầu tiên để giúp cơ sở sap của bạn hoạt động hiệu quả đó là bạn phải xác định và khoanh vùng nhóm khách hàng tiềm năng. Ví dụ: có những tiệm Spa chi làm cho khách nước ngoài, có những tiệm Spa chỉ phục vụ cho phụ nữ, có những tiệm Spa chỉ phục vụ cho nam giới, có tiệm Spa chỉ phục vụ cho giới nhà giàu hay những tiệm Sapa lại làm khách bình dân, hoặc có khi chỉ làm riêng cho bà bầu.
Việc khoanh vùng kinh doanh này còn phụ thuộc vào vị trí tiệm spa của bạn. Và chỉ khi bạn lựa chọn được phân khúc khách hàng cho riêng mình thì bạn mới có thể tạo ra một ý tưởng để phục vụ tốt cho đối tượng đó.
Để lên được một ý tưởng kinh doanh spa tốt bạn cần trả lời một số câu hỏi sau:
• Khách hàng của bạn là ai, người việt hay người nước ngoài, nam hay nữ, tuổi bao nhiêu đến bao nhiêu, làm công nhân, văn phòng hay kinh doanh, sống ở khu vực này hay khu vực khác…
• Các khách hàng đó sẽ thích một Spa màu gì
• Các khách hàng đó sẽ thích Spa trang trí ra sao
• Liệu họ có thích Spa mang phong cách Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc hay bình dân
• ….

3. Dự trù vốn để triển khai kinh doanh Spa

Spa là một ngành cần sự đầu tư cả về cơ sở vật chất lẫn kỹ thuật nên bạn bắt buộc phải có nguồn vốn mạnh. Tùy vào mức độ đầu tư của bạn mà quy mô của Spa cũng sẽ khác nhau. Nếu muốn quy mô lớn, chuyên nghiệp ngay từ đầu bạn sẽ cần bỏ ra một khoản khá lớn, còn nếu chỉ có mức vốn hạn chế bạn cũng có thể làm và bồi đắp dần.
Sau đây là chi phí dự trù cho một cơ sở Spa dạng nhỏ hoặc vừa:
Chi phí đăng ký kinh doanh
• Mô hình spa dạng hộ kinh doanh cá thể: 2.000.000đ
• Mô hình spa dạng công ty: 5.000.000
Chi phí thuê mặt bằng 6 tháng: 60.000.000
Chi phí trang trí sang sửa tiệm, nội thất, điều hòa 30.000.000
Chi phí biển bảng, Logo 6.000.000
Chi phí máy móc, giường, khăn… 30.000.000
Chi phí đồng phục 3.000.000
Chi phí nhân viên 7.000.000 / người/ tháng
Chi phí mỹ phẩm, tủ đựng 1 set 25.000.000
Chi phí quảng cáo 3.000.000 / tháng
Các chi phí nhỏ khác 5.000.000
Tổng chi phí 120 – 150 triệu

Xem thêm: Kinh nghiệm mở salon tóc thành công cho những người lần đầu

4. Thuê địa điểm và đăng ký kinh doanh

Nếu khả năng tài chính eo hẹp thì bạn có thể chọn mở cơ sở spa tại nhà để giảm bớt chi phí. Tuy nhiên mô hình Spa tại nhà chỉ phù hợp với các khu chung cư, các khu phố đông đúc. Khách hàng sẽ không hề ngại đến tại nhà bạn để làm Spa đâu nhé.
Còn nếu trường hợp nhà bạn không đủ rộng hoặc ở xa khu dân cư thì việc thuê mặt bằng để mở spa là điều bắt buột phải làm. Trong trường hợp này bạn nên chọn mặt bằng ở các khu phố có chợ, có các khu văn phòng, gần tiệm cắt tóc, gần các quán thời trang… Thường thì đa số khách hàng đi spa là nữ nên bạn phải chọn nơi có nhiều nữ qua lại mới đem lại hiệu quả tốt nhất cho tiệm spa của mình.
Sau khi đã có địa điểm bạn cần tiến hành đăng ký kinh doanh dịch vụ Spa, đây là việc bắt buộc để tiệm Spa hoạt động đúng pháp luật.

5. Đặt tên Spa và thiết kế Logo bảng biểu

Làm sao để có một cái tên vừa ấn tượng vừa dễ nhớ trong vô số các thương hiệu Spa đang hoạt động luôn là vấn đề đâu đầu nhất khi chuẩn bị mở tiệm Spa. Thường thì tên Spa sẽ là một thương hiệu đi cùng bạn suốt những năm tháng kinh doanh đồng thời nó cũng mang thông điệp hoặc mong muốn hoặc thậm chí là dấu ấn cá nhân của riêng bạn. Vì vậy, bạn cần đầu tư rất nhiều thời gian để nghiên cứu một cái tên sao cho phù hợp nhất với Spa của mình nhé!

6. Thiết kế không gian trang trí nội thất cho tiệp spa

Đây được xem là khâu quan trọng nhất để kinh doanh spa thành công bởi lẽ giữa một rừng spa nhan nhãn khắp nơi thì bạn phải décor cho tiệm spa của mình sao cho nổi bậc nhất để thu hút sự chú ý của khách hang. Và kinh nghiệm là để có được một không gian Spa hoàn hảo nhất thì ngay từ bước lên ý tưởng bạn đã phải định hình phong cách rồi, đối với các tiệm kinh doanh Spa tại nhà hay Spa mini thì chắc không cần nhiều. Nhưng đối với 1 Spa quy mô, đầu tư bài bản thì phải rõ ràng phong cách thiết kế.
Công việc của bạn là tìm một đơn vị thiết kế nội thất và đưa cho họ ý tưởng về phong cách, họ sẽ cho ra những thiết kế spa phù hợp như: Phong cách cổ điển (Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ…) hay phong cách hiện đại…

Xem thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hoá chi tiết từng bước

8. Trang bị máy móc và mỹ phẩm

Nếu bạn là một kỹ thuật viên Spa chuyên nghiệp thì chắc hẳn đã quá quen thuộc với các loại máy móc và mỹ phẩm dùng cho 1 tiệm Spa rồi, còn nếu là một người chưa am hiểu nhiều thì tốt nhất nên tìm kiếm 1 người bạn, 1 chuyên gia Spa lành nghề để tư vấn về các loại máy: Xông hơi, Xông tinh dầu, máy thải độc chỉ, các dụng cụ Massage, giường Spa và một tá các phụ kiện linh tinh khác
Tìm nguồn nhập máy móc, phụ kiện và mỹ phẩm chất lượng cũng là vấn đề cần quan tâm để tạo nên chất lượng và uy tín cho tiệm spa của bạn.

9. Tuyển nhân viên

Đối với một kỹ thuật viên lành nghề ra mở Spa, nếu thiếu nguồn vốn thì ý tưởng tìm 1-2 nhân viên học nghề và phụ việc là giải pháp tối ưu để tiết kiệm chi phí. Còn nếu tiệm spa của bạn được đầu tư quy mô lớn thì bạn có thể đang tuyển nhân viên theo nghiệp vụ chuyên môn mà vị trí công việc yêu cầu.
Quan trọng nhất là khâu kiểm tra trình độ, nếu bạn không phải là người làm chính thì bắt buộc phải có 1 người thợ chính để trực tiếp làm cũng như giám sát, đào tạo nhân viên theo đúng chất lượng.

10. Marketing quảng bá thương hiệu

Sau khi tiệm Spa đã đi vào hoạt động thì một công việc không thể thiếu chính là quảng bá thương hiệu để nhiều người biết đến. Nếu tiệm spa của bạn xác định khách hàng tìm năng là nữ, tuổi từ 25 – 45 tuổi (Độ tuổi làm đẹp nhiều nhất) thì các phương pháp quảng cáo như: Quảng cáo Facebook, instagram, Tiktok … đều có thể áp dụng
Còn đối với tiệm Spa nhỏ làm ở trong khu vực dân cứ thì hãy giới thiệu đến bạn bè, hàng xóm, phát tờ rơi quanh khu vực tiệm Spa cách quảng cáo hiệu quả hơn. Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp chạy quảng cáo Facebook và quảng cáo Google Maps để khách hàng quanh khu vực biết đến tiệm Spa của mình.

11. Vận hành và quản lý

Để hệ thống làm việc trơn tru, mang hiệu quả cao nhất trong kinh doanh tiệm spa của mình thì bắt buộc bạn phải có những kiến thức về quản trị thời gian, con người, tài chính…
Những việc quản lý tưởng chừng vô bổ nhưng qua những số liệu bạn sẽ thấy rằng Spa của mình hoặt động thế nào, điểm mạnh yếu ra sao để từ đó khai thác điểm mạnh, khác phục điểm yếu.

Và trên đây là 11 kinh nghiệm kinh doanh spa hiệu quả mà Blog khởi nghiệp muốn chia sẽ với bạn. Hy vọng với những kinh nghiệm này các bạn sẽ vận hành và kinh doanh sơ sở spa của mình thêm hiệu quả và gặt hái nhiều thành công. Cảm ơn các bạn đã xem vidoe và đừng quên nhấn chuông, like, share và đăng ký kênh để nhận thêm nhiều video chia sẽ kinh nghiệm kinh doanh hiệu quả khác nha. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong các video sau