Trái cây không chỉ là một nguồn dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày của con người mà còn còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm và xu hướng tiêu dùng sạch, việc kinh doanh trái cây đang trở thành một cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Trong bài viết này, hãy cùng Blog Khởi Nghiệp tìm hiểu về 5 loại trái cây đem về doanh thu cả tỷ cho người nông dân.

Trồng dâu tây, nông dân Sơn La thu tiền tỷ

Khi nhắc tới khu Tân Thảo hay là Xuân Quế thuộc tỉnh Sơn La, người ta nghĩ ngay đến vùng đất hoang sơ và nghèo đói chỉ có đồi hoang, cỏ lau và bãi sậy. Ngày nay vùng đất hoang sơ năm nào đã hoàn toàn “thay da, đổi thịt” nhờ trồng dâu tây. Cây dâu tây “nhập cư” về vùng đất này chưa đến chục năm, thế nhưng đã được trồng ở khắp nơi thay thế cây ngô, cây mía và cây sắn trước đây. Với sự ưu đãi của thiên nhiên, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây đã giúp dâu tây phát triển tốt, cho ra quả chín có vị ngọt thanh, căng mọng, mẫu mã bắt mắt, được thị trường ưa chuộng.

Thu nhập từ dâu tây, nhà ít thì vài trăm triệu đồng một năm, nhà nhiều thì thu cả tỷ đồng. Gia đình chị Nguyễn Thị Nga, ở khu Tân Thảo, xã Cò Nòi có hơn 1ha trồng cây dâu tây. Trước đây, gia đình chị chủ yếu trồng ngô, sắn, nhưng thu nhập hàng năm bấp bênh, không đảm bảo. Dù mới trồng loại cây dâu tây trong thời gian ngắn nhưng hiệu quả kinh tế mang lại đã thay đổi rõ rệt. Chị Nguyễn Thị Nga chia sẻ nếu thời tiết thuận lợi thì hai ngày sẽ thu hoạch quả một lần. Trung bình mỗi lần thu được khoảng 1,8 tạ đến 2 tạ, với mức giá hiện nay dao động từ 150 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng thì thu nhập đạt khoảng 30 triệu đồng/ngày. Tính chung toàn vụ gia đình chị có mức thu nhập trên 1,5 tỷ đồng. Dự kiến, trong vụ tiếp theo gia đình chị sẽ mở rộng diện tích trồng dâu lên 3ha. Ngoài ra, cây dâu tây còn mang lại thu nhập cho người trồng từ việc bán giống. Vì thế, người nông còn có nguồn thu nhập rất cao từ việc bán cây giống, trung bình mỗi vụ đạt khoảng 500 triệu đồng.

<<<Xem thêm: 3 loại cây mới đem về doanh thu tiền tỷ cho người dân Bắc Giang

Bỏ phố về vườn trồng dưa lưới kiếm cả tỷ mỗi năm

Với điểm xuất phát là dân cơ khí và từng nhiều năm buôn ba trên thành phố lập nghiệp, anh Nguyễn Đăng Mạnh, trú tại xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh trong quá trình làm nhà màng, nhà lưới cho các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã nhận thấy mô hình trồng dưa lưới có nhiều tiềm năng phát triển, đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Đặc biệt, nhận thấy tại xã Thạch Hạ quê hương anh có rất nhiều diện tích đất bạc màu bỏ hoang nên anh đã “liều” chuyển hướng sang sản xuất dưa lưới.

Sau khi học hỏi kinh nghiệm từ chính các hộ gia đình mà anh từng lắp đặt nhà màng trồng dưa và tìm hiểu thêm trên mạng internet, sách, báo, tivi, anh đã bắt tay vào thử nghiệm trồng dưa lưới. Thời gian đầu khởi nghiệp, áp lực khó khăn về thời tiết, thiếu kinh nghiệm chăm sóc khiến hàng tấn dưa lưới trồng thử nghiệm phải cắt bỏ vì độ ngọt không đạt. Rút kinh nghiệm sau thất bại, từ lứa thứ 2 anh Mạnh đã xác định được nguyên nhân dưa không đạt chất lượng và chọn cây giống kỹ càng hơn để cây dưa khỏe mạnh, cho trái có vân lưới đẹp, ruột vàng ngọt. Ngoài ra, anh không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học nên đảm bảo sản phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe người trồng lẫn người tiêu dùng.

Vào năm 2021, anh đã trồng thành công lứa dưa đầu tiên gồm 9.000 gốc trên diện tích 3.000m2 nhà màng và thu về gần 600 triệu đồng sau 3 tháng trồng. Sau thành công lứa dưa đầu tiên đó, anh Nguyễn Đăng Mạnh đã quyết định thuê lại 20.000m2 đất sản xuất bạc màu của bà con để trồng dưa lưới và thành lập hợp tác xã rau, củ, quả Thạch Hạ gồm 7 thành viên do anh Mạnh làm Chủ tịch hội đồng quản trị. Hiện nay, hợp tác xã Thạch Hạ có 10.000m2 nhà màng trồng dưa (gồm 2 giống là dưa lưới TL3 trồng 8.000m2 và dưa lê vàng Hàn Quốc trồng 2.000m2). Mỗi năm, trang trại dưa của anh Trần Đăng Mạnh đạt năng suất khoảng 110 tấn, được thương lái thu mua với giá từ 35.000-42.000đồng/kg, cơ sở của anh Mạnh thu về hơn 4 tỷ đồng/năm. Không chỉ làm giàu cho bản thân, hợp tác xã Thạch Hạ do anh Trần Đăng Mạnh quản lý còn tạo công ăn việc làm cho 9 lao động thường xuyên với lương 6 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, hợp tác xã Thạch Hạ còn có thêm 5 kỹ sư nông nghiệp được đào tạo tại Israel để chuyển giao công nghệ, kỹ thuật trồng dưa lưới cho bà con.

<<<Xem thêm:Chuyện có thật: Nữ 7X ôm nho lên núi trồng thu về cả tấn

Giống vải u hồng giúp nông dân Đắk Nông làm giàu

Vải u hồng – Loại cây tưởng chừng như không phù hợp với mảnh đất Tây Nguyên đã giúp gia đình chị Hoàng Thị Thu Hương (SN 1993, trú tại thôn Buôn Ol, xã Đắk Đrô, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Gia đình chị Hương có khoảng 3ha diện tích đất rẫy tại thôn Buôn Ol. Với diện tích đất này, trước đây gia đình chị dùng để canh tác cây điều nhưng năng xuất không đáng kể. Nguồn thu nhập ít ỏi đó không đủ cho gia đình chị trang trải những chi phí trong cuộc sống, sinh hoạt và nuôi con ăn học. Với quyết tâm có được thu nhập ổn định và từng bước vươn lên làm giàu, vợ chồng chị Hương đã tìm đến nhiều mô hình phát triển kinh tế trên địa bàn để học hỏi kinh nghiệm sản xuất và tìm hướng chuyển đổi cây trồng cho diện tích đất rẫy của gia đình. Sau một thời gian tìm hiểu, gia đình chị Hương nhận thấy cây vải u hồng rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng trên địa bàn huyện Krông Nô và đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn nhiều so với cây điều. Do đó, năm 2014, gia đình chị đã quyết định đưa giống vải u hồng về trồng xen canh dưới những gốc cây điều. Sau 4 năm trồng, chăm sóc, giống cây này bắt đầu cho thu hoạch với năng xuất cao.

Tính đến khoảng 3 năm nay, gia đình chị Hương đã cắt bỏ toàn bộ cây điều để tập trung chuyên canh vải u hồng. Trên diện tích 3ha đất rẫy, gia đình chị đã trồng khoảng 600-700 cây vải u hồng. Để đảm bảo chất lượng vải khi bán ra thị trường, chị Hương đã tìm hiểu về cây giống, học hỏi kinh nghiệm, kiến thức khoa học – kỹ thuật trồng và chăm sóc, nhất là kinh nghiệm, kỹ thuật trong việc xử lý cho cây đậu khoẻ mạnh đậu trái và cho năng suất cao. Sự kiên nhẫn, không ngừng nỗ lực đã giúp cho gia đình chị Hương nhanh chóng hái được “trái ngọt”. Với 3ha vải u hồng, gia đình chị thu được sản lượng khoảng 60 tấn vải/năm. Với giá bán 30.000 đồng/kg, mỗi năm, sau khi đã trừ các khoản chi phí chăm sóc, phân bón, gia đình chị Hương thu được khoảng 1 tỉ đồng. Không giữ “bí kíp” làm giàu cho riêng mình, nhiều năm nay, gia đình chị Hương còn chiết cành, bán giống vải u hồng cho nhiều người dân. Đồng thời, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc vải u hồng cho nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến thăm quan, học hỏi.

<<<Xem thêm: Lão Nông Kiếm Gần 1 Tỷ 1 Năm Nhờ Trồng Lúa Kết Hợp Nuôi Rươi

Làm giàu từ mô hình trồng ổi Đài Loan trên đất phèn

Trước khi có cơ ngơi bề thế cùng thu nhập mỗi năm hơn 1 tỷ đồng như bây giờ, anh nông dân Huỳnh Việt Trung, ở Xã Tân Long, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng đã mất nhiều năm bươn trải lập nghiệp ở nhiều tỉnh thành. Với quyết tâm làm giàu cùng sự cần cù chịu khó, dám nghĩ dám làm, đã giúp anh Trung “bén duyên” với vùng đất Long Hòa, đặc biệt thành công với mô hình trồng ổi Đài Loan. Trước đây, khu đất ở Long Hoà của anh Trung là vùng đất hoang hóa, bị nhiễm phèn, mặn nên chủ yếu cây cỏ lác, dừa nước mọc um tùm. Nhìn vùng đất hoang hóa nhưng anh không nản chí mà lại càng quyết tâm thay đổi. Khi mới phát triển mô hình do vùng đất khó khăn nên anh Trung chỉ trồng thí điểm khoảng 400 gốc ổi Đài Loan. Trong quá trình phát triển mô hình nhận thấy, ổi dễ trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao nên anh có ý định nhân rộng. Hiện nay, anh đã trồng được hơn 3ha ổi Đài Loan, với khoảng 4.000 gốc.

Kỹ thuật trồng ổi của anh Trung khác với những nhà vườn khác là sau khi thu hoạch trái ổi ở cành nào, anh cắt tỉa cành đó luôn để cây tập trung nuôi trái khác và đâm nhánh mới cho ra trái mới. Do đó, dù có cây ổi đã trồng cả chục năm nay nhưng cành tán cây vẫn thông thoáng và năng suất cho trái vẫn rất cao, đặc biệt trái ổi cũng rất ngon, ngọt, giòn và có mẫu mã đẹp. Để giảm công sức chăm sóc, anh Trung cũng đã đầu tư hệ thống tưới phun tự động trị giá trên 170 triệu đồng. Nước tưới được anh bơm vào ao lọc lắng trước khi tưới cho cây và chỉ dùng phân vi sinh bón cho ổi nên sản phẩm thu về đều là ổi sạch.

Anh Trung tính toán, trung bình mỗi ngày bán được khoảng 450kg trái, giá dao động 8.000-9.000 đồng/kg, trừ vốn chi phí chừng 10% thì mỗi tháng gia đình anh có lợi nhuận trên 100 triệu đồng. Để nâng cao giá trị sản phẩm ổi sạch, mới đây, anh Trung đã đăng ký tem nhãn hiệu, có Logo thương hiệu và anh đang hoàn thành thủ tục chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng thương hiệu ổi mang tên Trung Liễu để tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Ngoài phát triển kinh tế gia đình, anh Huỳnh Việt Trung cũng không “giấu nghề” và sẵn sàng giúp đỡ những người dân lân cận khi bán giống ổi và hướng dẫn kỹ thuật cho người dân tại địa phương, theo anh, sản phẩm mình làm tốt, không sợ cạnh tranh, giúp mọi người cùng có thu nhập, cùng vươn lên là việc nên làm.

<<<Xem thêm:Bỏ ngang giấc mơ đi Nhật về quê kiếm tiền tỉ mỗi năm

Bạn thấy đấy, đây đều là những loại trái cây mà không ai nghĩ có thể kiếm được tiền tỷ ở giữa cuộc sống đắt đỏ này nhưng vẫn có rất nhiều người nông dân làm được. Còn bạn thì sao? Hãy tham khảo để biết đâu bạn cũng có ý tưởng mới cho riêng mình.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *