Nuôi cá không chỉ là một hoạt động thú vị mà còn là một nguồn thu nhập tiềm năng, đã có không ít tỉ phú ra đời nhờ khởi nghiệp nuôi cá. Tuy nhiên, cá thì có rất nhiều loại vậy nuôi cá nào mới đem về doanh thu lớn cho bạn đây. Video này Blog Khởi Nghiệp đã đi tìm và tổng hợp lại những câu chuyện có thật về mô hình nuôi cá làm giàu. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo và học cách nuôi giống như những chủ ao này nha.

Nuôi cá dĩa, làm chơi mà lời tận trăm triệu

Là một người yêu thích cá cảnh từ thuở còn trẻ, Ông Phạm Văn Đức (sinh năm 1964), ngụ khu phố 2, phường Long Hoa, thị xã Hoà Thành đã nuôi cá dĩa từ nhiều năm nay. Với đam mê mãnh liệt và kiến thức tích lũy, ông Đức quyết định chuyển đổi niềm đam mê thành một cơ hội kinh doanh. Qua nhiều thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, ông nhận thấy cá dĩa rất thích hợp phát triển ở Tây Ninh và một số nơi, tiềm năng xuất khẩu của loại cá này cũng rất lớn. Tuy nhiên, quá trình nuôi cần phải đúng kỹ thuật, bảo đảm yêu cầu về chất lượng con giống, an toàn dịch bệnh. Ông mạnh dạn tạo ra một hệ thống nuôi cá dĩa đa dạng về giống như: cá dĩa bông xanh, cá dĩa lam, cá dĩa da rắn, cá dĩa bồ câu, cá dĩa đỏ, cá dĩa trắng, cá dĩa albino. Thức ăn của cá dĩa trong môi trường nuôi nhân tạo thường là trùn đỏ, trùn chỉ, bo bo, lăng quăng hay tim, gan bò băm nhuyễn.


Thời gian nuôi từ khi cá còn nhỏ đến trưởng thành xuất bán khoảng 90 – 100 ngày. Từ 1 hồ với 6 cặp cá bố mẹ ban đầu, đến nay, ông có 10 hồ với khoảng 1.500 con và 40 cặp cá bố mẹ. Chi phí đầu tư cho nuôi cá dĩa không lớn. Ông Đức ước tính: với diện tích đất nhỏ, 100m2 đặt 3 hồ kính có kích thước 120cm x 50 cm x 50 cm, mỗi hồ nuôi 350 con. Chi phí thức ăn trong 100 ngày đến khi xuất bán khoảng 10 triệu đồng, con giống cá dĩa bột tự tạo, thêm các chi phí khác như điện nước, hồ kính… tổng cộng khoảng 20 triệu đồng. Giá xuất bán cho công ty khoảng 15.000 đồng/cm/con, size 6-7cm, một năm xuất bán 3 đợt, như vậy, lợi nhuận thu được khoảng 250 triệu đồng/năm. Hiện nay ông đang mở rộng quy mô lên 40 hồ với khoảng 10.000 con.

<<<Xem thêm: Câu Chuyện Làm Giàu: Khởi nghiệp 57 tuổi người đàn ông đạt thành công đáng ngưỡng mộ

Mỗi năm lãi gần hai tỷ đồng nhờ nuôi cá chình

Cách đây nhiều năm, khi còn làm Bí thư Huyện ủy Hồng Dân, ông Võ Văn Út, 68 tuổi, ở huyện Phước Long đã nhận ra tiềm năng kinh doanh trong việc nuôi cá chình. Ông đã bắt tay vào nuôi thử nghiệm trên 2,000m2 đất nhà, mới đầu việc nuôi đem lại hiệu quả khá cao, nhưng về sau bộc lộ hạn chế, hao hụt cá hơn 50% khiến ông không có lãi. Sau khi biết nguyên nhân cá chết là do nguồn giống không tốt, ông đã chủ động liên kết với Đại học Cần Thơ và Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 3 ở Nha Trang để chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chình giống trong bể xi măng về địa phương. Sau đó, ông đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng để nhập cá chình giống bạc tử từ Philippines với giá hơn 1.000 USD mỗi kg về ươm nuôi thành cá giống loại lớn, điều này đã giúp hạn chế được khoảng 50% hao hụt so với việc mua cá giống từ tự nhiên.

Ngoài ra, ông cũng được tiếp cận công nghệ nuôi hiện đại trong nhà kính sau chuyến sang Hàn Quốc. Từ chuyến đi đó, ông Út rút ra kinh nghiệm để nuôi cá trong bể thành công quan trọng nhất phải làm sạch môi trường nước. Đồng thời, ông cũng đặc biệt quan tâm đến chất lượng thức ăn cho cá. Ông Út kết hợp nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp và cá rô phi cắt nhỏ. Việc này giúp tiết kiệm chi phí bởi đây là loại cá có nhiều ở địa phương với giá khá rẻ. Do cách nuôi trong bể quá mới lạ, ông cũng đã mất gần hai năm mới nhân giống cá thành công. Trang trại của ông hiện có 6 bể xi măng nuôi cá chình thương phẩm và khoảng 4 bể ươm cá giống. Mỗi năm cơ sở của ông Út xuất bán hàng chục tấn cá thương phẩm với giá 450.000-550.000 đồng mỗi kg. Cá chình giống được ông bán với giá gần hai triệu đồng mỗi kg loại 20 con, khách phải đặt hàng trước. Tổng số tiền lãi từ nuôi cá mỗi năm ông thu về gần hai tỷ đồng.

<<<Xem thêm: 3 loại cây mới đem về doanh thu tiền tỷ cho người dân Bắc Giang

Anh nông dân Lào Cai nuôi cá quất kiếm tiền tỉ

Với lòng đam mê về ngành thuỷ sản và sự sáng tạo, anh Phạm Văn Hàn là một trong những người đầu tiên ở Quang Kim, huyện Bát Xát (Lào Cai) quyết định thử nghiệm nuôi cá quất – một loại cá nước ngọt rất quý hiếm với chất lượng thịt cực kỳ thơm ngon. Tháng 4/2019, anh bắt đầu tư hơn 1,5 tỷ đồng để mua giống và cải tạo trên 3.000m2 ruộng trũng thành 4 ao thả cá. Cá quất vốn sinh sống chủ yếu ngoài tự nhiên, ở sông suối nên để nuôi thành công loại cá này rất khó. Ban đầu, anh Hàn cũng mắc một số khó khăn khi tìm hiểu về cách nuôi cá quất và tạo ra một môi trường sống lý tưởng cho chúng. Tuy nhiên, với sự kiên nhẫn, nỗ lực không ngừng cùng kinh nghiệm có được khi làm việc tại Trung tâm Thủy sản tỉnh Lào Cai, anh đã thành công trong việc nuôi cá quất và xây dựng một hệ thống nuôi cá hiệu quả và bài bản. Do đó, chỉ sau 3 năm thả nuôi, đàn cá lớn rất nhanh, đạt 1,6 – 1,8 kg/con, với giá bán từ 500 – 700.000 đồng/kg, dự tính lứa đầu sau khi bán hết có thể thu về gần 2 tỷ đồng, trừ chi phí cũng lãi được trên 1 tỷ đồng. Anh Phạm Văn Hàn cho biết, do việc mua con giống cá quất rất khó khăn nên vì thế mà cá quất bán được giá. Có thời điểm giá bán còn gấp 2-3 lần cá hồi. Trong khi đó, thức ăn cho cá quất khá rẻ và dễ mua, chủ yếu là cá con, tôm, côn trùng, giun, cua…. Ngoài ra, vào cuối năm 2020, anh Phạm Văn Hàn đã thành lập Hợp tác xã Thủy sản An Phong và bắt tay vào xây dựng mô hình liên kết chăn nuôi thủy sản theo chuỗi giá trị đồng thời tư vấn và chuyển giao kỹ thuật về chăn nuôi và phòng dịch bệnh cho bà con để cùng phát triển nghề nuôi cá.

<<<Xem thêm:Lão Nông Kiếm Gần 1 Tỷ 1 Năm Nhờ Trồng Lúa Kết Hợp Nuôi Rươi

Nuôi thành công cá chạch lấu vụ đầu nông dân Đồng Tháp đã lãi cả tỷ đồng

Ông Phan Hoàng Em (sinh năm 19698) ở ấp Phú Thọ, xã An Long, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã tận dụng 2ha mặt nước của 4 ao giữa ruộng lúa ở ấp An Phú, xã An Long để thử nghiệm mô hình nuôi cá chạch lấu. Ngay từ lần đầu thử nghiệm, mô hình nuôi cá trong ao của ông mang lại hiệu quả rất khả quan. Ông bắt đầu mua 30.000 cá chạch lấu giống, mỗi con dài từ 4 – 10cm, với giá 4.500 đồng/con về thả nuôi. Bên cạnh đó, ông cũng nghiên cứu thêm kỹ thuật chăm sóc cá chạch lấu và cung cấp thức ăn chất lượng cao để đảm bảo sức khỏe và tăng trưởng tốt cho cá. Ông cho cá ăn bằng thức ăn viên công nghiệp có độ đạm cao và cá lớn rất nhanh. Ông cùng thường trộn bổ sung lượng Vitamin và một số khoáng chất vào thức ăn cho cá chạch lấu để tăng sức đề kháng và giúp cá tăng trọng nhanh, ít bị bệnh. Bình quân 3kg thức ăn sẽ cho ra 1kg cá chạch lấu thương phẩm. Mỗi ngày, ông thay nước ao nuôi cá chạch lấu một lần, thường xuyên mở máy quạt nước trong ao và chăm sóc đàn cá cẩn thận. Sau 12 tháng nuôi, ông thu hoạch được khoảng 3.500 con cá chạch lấu thương phẩm với trọng lượng hơn 1,5kg/con, bán với giá 220.000 đồng/kg, thu được 330 triệu đồng. Ngoài ra, ông Phan Hoàng Em cho biết vốn đầu tư mua cá giống, thức ăn cho cá đến thời điểm này là 700 triệu đồng. Mới bán 3.500 con cá thu được 330 triệu đồng, đạt gần phân nửa vốn đầu tư. Trong 4 ao còn đang nuôi trên 26.000 con cá chạch lấu, trọng lượng từ 2 – 3 con/kg, đang liên kết với thương lái thu mua với giá 220.000 đồng/kg. Ước tính, với số cá chạch lấu này, sau khi bán, gia đình ông Hoàng Em sẽ thu về khoản lợi nhuận lên đến hàng tỷ đồng.

<<<Xem thêm:TRỒNG 4 LOẠI TRÁI CÂY ĐEM VỀ DOANH THU CẢ TỶ CHO NÔNG DÂN

Nuôi cá tầm thu tiền tỉ, ai cũng phải trầm trồ

Nuôi cá tầm cung ứng cho thị trường TP Hồ Chí Minh, mỗi năm trại nuôi cá của anh Vũ Mạnh Cường, xã Gung Ré thu về hàng tỷ đồng, mở ra triển vọng phát triển loại cá nước lạnh đối với huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng). Gắn bó với nghề nuôi cá tầm gần 10 năm, đã từng trải qua thua lỗ cả tỷ đồng do thiên tai nhưng anh Vũ Mạnh Cường chưa bao giờ nản chí. Anh Cường cùng anh trai lặn lội tìm địa điểm nuôi cá và cuối cùng đã chọn được mảnh đất có nhiều lợi thế về nguồn nước dưới chân đồi ở thôn Hàng Hải (xã Gung Ré) để mở trang trại. Trang trại của anh gồm 14 bể nuôi cá thương phẩm, kinh phí xây dựng trại cá lên đến 2 tỷ đồng. Vốn xuất thân là sinh viên chuyên ngành về chăn nuôi thuỷ sản tại Đại học Thuỷ sản Nha Trang nên anh Cường rất thông thạo kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá tầm, để nuôi cá thành công không bị chết, anh thường xuyên kiểm tra, theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của đàn cá ở từng bể nuôi. Thức ăn dùng để chăn nuôi là loại cám công nghiệp dành cho cá tầm và chế độ cho ăn được duy trì 4 cữ mỗi ngày gồm sáng, trưa, chiều, tối. Được cho ăn đủ dinh dưỡng, lại sống trong môi trường sạch sẽ, đàn cá tầm cứ lớn dần theo ngày tháng. Để lúc nào cũng có cá tầm thịt bán ra thị trường, anh Cường nuôi theo kiểu gối đầu, cứ cách từ 3 – 4 tháng, anh lại nhập cá giống về nuôi một lần. Cá nuôi khoảng 1 năm có thể đạt trọng lượng từ 1,8-2 kg mỗi con. Tính đến nay, trại cá của anh đã hoạt động được 3 năm, mỗi năm trang trại anh Cường cung cấp cho thị trường TP Hồ Chí Minh gần 20 tấn cá thương phẩm. Với giá bán giao động ở mức 200.000 – 250.000 đồng/kg, mỗi vụ, anh cũng thu được lợi nhuận 1,2 tỷ đồng. Ngoài ra, anh cũng tạo việc làm cho 4 lao động địa phương với thu nhập từ 5-6 triệu đồng/người/tháng

Tóm lại, nuôi cá có thể mang lại lợi nhuận đáng kể nếu bạn chọn đúng loại cá. Các loại cá dễ nuôi và có doanh thu cao như cá dĩa, cá chình, cá chạch, cá tầm và cá quất đều là lựa chọn tốt để khởi đầu kinh doanh nuôi cá. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng thành công trong việc nuôi cá còn phụ thuộc vào kiến thức, kỹ năng và sự chăm chỉ của bạn. Hãy tìm hiểu kỹ về từng loại cá trước khi bắt đầu và đảm bảo cung cấp môi trường sống và chăm sóc tốt cho cá của bạn.

<<<Xem thêm:5 Bí Mật Giúp Tiền Đẻ Ra Tiền Của Các Tỷ Phú Thế Giới

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *