3 Tháng Mười, 2023

6 Sai lầm cần tránh cho người mới kinh doanh salon tóc

Xin chào các bạn. Mở salon tóc đang trở thành xu hướng đầu tư kinh doanh năm 2021. Ở các video trước thì Blog khởi nghiệp đã chia sẻ với bạn về các bước cũng như là nguồn vốn để mở một salon tóc. Nhưng như thế thì chưa đủ, nếu bạn muốn kinh doanh thành công ngay từ lúc đầu thì không thể bỏ qua các sai lầm mà những người đi trước đúc kết được. Những sai lầm cần tránh cho người mới kinh doanh salon tóc là gì? Hãy cùng Blog khởi nghiệp tìm hiểu trong video này nha!

1. Lựa chọn địa điểm kinh doanh không hợp lý

Địa điểm kinh doanh salon tóc là yếu tố rất quan trọng. Nó quyết định đến 60% sự thành công của một salon tóc. Tuy nhiên không nhất thiết phải ở mặt phố đâu nha, mà nếu kinh phí của bạn hạn chế thì có thể chọn mở salon tóc ở trong ngõ. 

Nhưng bạn cần lưu ý, dù ở đâu đi chăng nữa hãy chọn địa điểm mà salon tóc của bạn dễ nhìn dễ thấy, mặt tiền thoáng đãng và có thể thu hút được sự chú ý của khách hàng, điều này sẽ giúp bạn kiếm được lượng khách vãng lai ổn định.

Một điều cần lưu ý nữa, vì đa phần các dịch vụ làm tóc sẽ mất khá nhiều thời gian nên khách hàng có thể sẽ lưu lại cửa hàng khá lâu. Chính vì lý do này, bạn nên cân nhắc vị trí để xe phù hợp, thuận tiện để có thể phục vụ được 5 – 10 khách hàng cùng một lúc, và tùy thuộc vào quy mô salon tóc của bạn.

Bên cạnh đó nghề làm tóc chính là nghề dịch vụ. Khách hàng tìm đến salon tóc của bạn không chỉ đến để làm tóc mà còn mong muốn tìm kiếm một không gian thư giãn và thoải mái. Chính vì thế, khi thuê địa điểm mở salon tóc bạn nên chú trọng đến yếu tố không gian. Hãy thiết kế làm sao để rộng rãi, thoáng đãng, giúp khách hàng cảm thấy hài lòng khi đến trải nghiệm dịch vụ của bạn.

Xem thêm: Mở salon tóc cần bỏ ra bao nhiều vốn? Bí quyết tối ưu chi phí

2. Không đầu tư đủ vốn để duy trì hoạt động kinh doanh salon tóc

Thời gian đầu mở salon tóc bạn chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Một phần là mới hoạt động nên ít người biết đến salon của bạn, do đó lượng khách chưa ổn định cho lắm, cộng thêm việc chưa có khách quen nên doanh thu của salon có thể sẽ không được như là bạn kỳ vọng. 

Trong khi đó bạn phải bỏ rất  nhiều vốn cho nhiều hạng mục như: tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, tiền thuê nhân viên, vân vân.  

Chính vì thế, theo kinh nghiệm mở salon tóc của Blog Khởi nghiệp thì khi bạn dự trù vốn cho salon, nên để một phần dự phòng để chi trả hoạt động của salon trong khoảng 2 – 3 tháng. Đây là quãng thời gian cần thiết để bạn thiết lập lượng khách quen ổn định cũng như tạo ấn tượng trong lòng khách hàng.

Xem thêm: Bỏ túi 5 bí quyết giúp salon tóc đông khách nườm nượp

3. Các hoạt động marketing, PR không thật sự hiệu quả

Làm đẹp cho tóc cũng đang là như cầu gần như là thiết yếu nên việc ngày càng có nhiều salon tóc mọc lên dẫn đến sự cạnh tranh cũng khóc liệt hơn. Vậy làm sao, để có thể kinh doanh salon tóc một cách hiệu quả giữ một rừng đối thủ cạnh tranh như vậy? Và câu trả lời chỉ có 1 là bạn cần thực hiện các hoạt động marketing, quảng cáo để khách hàng có thể biết đến bạn cũng như giữ chân những khách hàng gắn bó với salon tóc, tri ân và chăm sóc họ. 

Chính vì càng ngày càng có nhiều salon tóc mọc lên ở khắp nơi, từ chung cư đến các khu phố, nếu bạn không thể tạo được sự ấn tượng thì rất có thể bạn sẽ bị lãng quên, bị đào thải trong cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt trong ngành thời trang tóc.

Và bật mí một kinh nghiệm cho bạn là việc đưa ra các chương trình khuyến mãi, combo làm tóc cũng là một trong những phương thức thu hút khách hiệu quả đấy.

Xem thêm: Kinh nghiệm mở salon tóc thành công cho những người lần đầu

4. Không quản lý thu chi thiếu phần chặt chẽ

Nhiều người chỉ nghĩ đơn giản là mở salon tóc thì chỉ cần chăm sóc tóc cho khách tốt là được. Điều này đúng nhưng chưa đủ đâu nha bạn. Bởi vì khi kinh doanh salon tóc thì ngoài làm thợ tạo mẫu tóc, bạn còn phải gánh luôn phần công việc kinh doanh. 

Bởi vì nếu không cân đối việc thu chi, bạn sẽ không biết được mình đang kinh doanh lỗ hay lãi, mình đang phát triển hay ngày càng thụt lùi, thậm chí việc thu chi không hợp lý có thể dẫn đến kinh doanh salon tóc thất bại nữa đó.

5. Không thể tạo dựng sự gắn kết với khách hàng của mình

Kinh doanh salon tóc như Blog khởi nghiệp đã đề cập là nghề dịch vụ, cái nghề làm dâu trăm họ. Để có được một lượng khách quen ổn định bạn cần phải cho khách hàng cảm nhận sự tận tình và nhiệt huyết của bạn, phải làm họ hài lòng và thoải mái khi đến salon của mình. 

Vấn đề giao tiếp khi mở salon tóc rất quan trọng, không chỉ cần hiểu mong muốn của khách hàng mà còn phải khiến khách hàng cảm thấy vui vẻ trong thời gian sử dụng dịch vụ tại đây. 

6. Chất lượng, tay nghề của nhân viên còn “non”

Chất lượng dịch vụ của một salon tóc sẽ phụ thuộc trực tiếp vào tay nghề của nhân viên. Vì thế hãy tuyển chọn nhân viên một cách kỹ lưỡng và cẩn thận. Bởi lẽ chỉ cần một nhân viên có tay nghề kém thôi cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến danh tiếng của salon tóc. Và để làm được điều đó đòi hỏi bạn phải am hiểu nhất định về nghề làm tóc này

Vậy là Blog khởi nghiệp vừa chia sẻ với bạn về “Những sai lầm cần tránh cho người mới kinh doanh salon tóc”. Đây là những bài học cũng như kinh nghiệm quý giá mà chúng tôi đã tổng hợp được từ các chủ salon tóc nổi tiếng trên khắp cả nước. Hy vọng rằng với những thông tin trên, bạn sẽ có thể kinh doanh thành công với mô hình salon tóc đầy tiềm năng này!