30 Tháng Mười Một, 2023

Bí quyết giúp quán chè đông khách không phải ai cũng biết

Nếu bạn đang có ý định thử sức trong lĩnh vực ẩm thực này, việc mở quán chè có thể là một ý tưởng tuyệt vời và khá dễ thực hiện bởi chè được mệnh danh là “món ăn quốc dân” tại nhiều vùng miền. Tuy nhiên, để kinh doanh một quán chè hiệu quả và thu hút đông đảo khách hàng không phải là điều dễ dàng. Để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần phải có một số bí quyết riêng biệt. Ngay sau đây, hãy cùng Blog Khởi Nghiệp tìm hiểu xem đó là những bí quyết gì nhé!

  1. Chọn được vị trí kinh doanh đắc địa
  2. Nghiên cứu đối tượng khách hàng
  3. Chú trọng xây dựng thực đơn đa dạng
  4. Sáng tạo công thức riêng cho quán
  5. Thiết kế quán đẹp mắt
  6. Tìm kiếm nguồn nguyên liệu sạch, an toàn
  7. Lên kế hoạch marketing cửa hàng
  8. Thái độ phục vụ niềm nở
  9. Đăng ký gian hàng trên các ứng dụng giao món

1. Chọn được vị trí kinh doanh đắc địa

Tùy theo nhu cầu muốn mở quán chè có diện tích nhỏ hay lớn, mô hình kinh doanh quán chè để lựa chọn vị trí mở quán chè phù hợp. Hãy ưu tiên các khu vực có mật độ dân cư cao, gần các trường học hoặc khu vực gần các tòa nhà văn phòng và khu chung cư. Trước khi quyết định, bạn nên làm một cuộc khảo sát kỹ lưỡng về khu vực mà bạn muốn mở quán, và hạn chế lựa chọn những vị trí mà đã có quá nhiều quán chè nổi tiếng trước đó. Nếu nguồn vốn có hạn, bạn cũng có thể xem xét kinh doanh online trên các nền tảng mạng xã hội hoặc sử dụng ứng dụng giao hàng trực tuyến để tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng.

<<<<Xem thêm: Lý do giúp Hảo Hảo giữ vững phong độ suốt hơn 20 năm

2. Nghiên cứu đối tượng khách hàng

Trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, việc xác định mục tiêu khách hàng cụ thể sẽ giúp bạn tiếp cận đúng với đối tượng khách hàng tiềm năng. Bằng việc xác định và lựa chọn đối tượng cụ thể như học sinh, sinh viên, hoặc nhân viên văn phòng, bạn sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về nhu cầu, sở thích, và mong đợi thực sự của khách hàng. Điều này giúp bạn dễ dàng cung cấp những hương vi chè phù hợp và thu hút họ quay trở lại quán của bạn.

3. Chú trọng xây dựng thực đơn đa dạng

Một trong những yếu tố quan trọng cho sự thành công của quán chè chính là có một thực đơn đa dạng, phục vụ nhiều kiểu khách khác nhau. Hãy đảm bảo rằng thực đơn của bạn không chỉ có một loại chè duy nhất. Để thu hút nhiều khách hàng, quán của bạn nên phục vụ đa dạng các loại chè như chè đậu, chè sen, chè Thái, chè Mỹ, chè thập cẩm, và nhiều loại khác nữa. Hãy thêm vào đó các món khác như: sinh tố, nước ép, nem chua rán, khoai lắc,… để cung cấp nhiều lựa chọn hơn.

4. Sáng tạo công thức riêng cho quán

Chất lượng của ly chè luôn được xem là yếu tố then chốt quyết định quán có thu hút và giữ chân khách hàng hay không. Hãy tạo ra các công thức đặc biệt và duy nhất mà chỉ quán của bạn có. Điều này sẽ tạo dấu ấn quan trọng, giúp khách hàng ghi nhớ tên quán và tìm đến thử món. Nếu chè ngon sẽ có nhiều khách quen và khách tiềm năng khác tìm đến. Nhưng bạn cũng đừng quên duy trì chất lượng của các món phổ biến như chè đậu, chè thái, chè sen, chè mít, chè bưởi,… để luôn đáp ứng sự mong đợi của khách hàng.

<<<<Xem thêm:Mở quán chè: Chi phí mở quán hết bao nhiêu?

5. Thiết kế quán đẹp mắt

Bạn có công nhận rằng một tiệm kinh doanh đồ ăn vặt nếu thiếu sự trang trí và không nổi bật thì sẽ khó thu hút sự chú ý của khách hàng không. Do đó, việc trang trí hàng quán không kém phần quan trọng so với việc lựa chọn vị trí kinh doanh. Hãy nhớ rằng, không ai muốn đến một quán ăn trông nhàm chán và kém bắt mắt. Vì vậy, hãy xem xét việc tạo dấu ấn và đầu tư vào trang trí quán chè ngay từ đầu. Bạn có thể thiết kế quán chè nhỏ với nhiều bóng đèn đầy sắc màu, tô điểm bức tường đơn điệu với nhiều hình ảnh, họa tiết ngộ nghĩnh, đáng yêu hay độc đáo. Hoặc đặt thêm vài chậu cây tạo điểm nhấn chẳng hạn.

6. Tìm kiếm nguồn nguyên liệu sạch, an toàn

Như đã đề cập trước đó, một ly chè ngon đòi hỏi nguyên liệu phải luôn tươi mới, đảm bảo an toàn và có màu sắc đẹp. Vì vậy, khi chọn nguồn cung cấp nguyên liệu, bạn cần tập trung vào chất lượng và an toàn của chúng. Một lựa chọn tốt để bạn là tham khảo các chợ đầu mối với nguồn hàng đa dạng hoặc lấy nguồn từ quê để độ an toàn lên đến 100%. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên tận dụng các mối quan hệ có sẵn trong ngành để tìm được địa chỉ cung cấp nguyên liệu nấu chè tốt nhất.

7. Lên kế hoạch marketing cửa hàng

Khi quán chè của bạn đã hoàn thiện, hãy tập trung vào việc quảng cáo. Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc marketing cửa hàng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Hãy tạo fanpage, website, chạy quảng cáo trực tuyến, và phát tờ rơi để thu hút khách hàng. Đặc biệt, trong dịp khai trương, bạn có thể tổ chức chương trình khuyến mãi và chia sẻ thông tin trên các cộng đồng mạng và hội nhóm cư dân để tăng cường tiếp cận khách hàng.

<<<<Xem thêm:Kinh nghiệm mở quán chè cho người mới bắt đầu

8. Thái độ phục vụ niềm nở

Bên cạnh chất lượng của chè, thái độ phục vụ ân cần, niềm nở cũng đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của quán. Theo tâm lý của khách hàng, khi họ chi tiền mua hàng, họ luôn mong đợi sản phẩm tốt và cách phục vụ nhiệt tình cũng đóng vai trò tạo ấn tượng tốt. Điều này chắc chắn sẽ làm họ hài lòng và sẵn sàng trở thành khách hàng thân thiết, trung thành với quán của bạn.

9. Đăng ký gian hàng trên các ứng dụng giao món

Ngày nay, các ứng dụng như Grab, Baemin, ShopeeFood… đã thu hút hàng triệu người dùng, mở ra cơ hội kinh doanh không giới hạn. Bán hàng qua các nền tảng này không chỉ đem đến tiếp cận với hàng triệu người dùng một cách hiệu quả mà còn tiết kiệm cho bạn những chi phí quảng cáo. Không chỉ giúp giảm chi phí giao hàng, mà còn mang lại tính tiện lợi vượt trội. Hơn nữa, nhờ đánh giá tích cực từ khách hàng trên các ứng dụng này, danh tiếng quán chè của bạn có thể được nâng cao và thu hút sự chú ý từ đông đảo người dùng.

Kinh doanh quán chè được xem là một ngành có tiềm năng lớn và khả năng sinh lợi cao. Nếu bạn đang chuẩn bị bước chân vào lĩnh vực kinh doanh thì hoàn toàn có thể tham khảo việc mở quán chè. Hy vọng rằng những bí quyết trên đã giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực quán chè!

<<<<Xem thêm:Mở quán cháo dinh dưỡng: những lý do khiến bạn đóng cửa