Cửa hàng tiện lợi đang là mô hình kinh doanh khởi nghiệp được nhiều người lựa chọn bởi tính linh hoạt và không nặng vốn. Kinh nghiệm mở cửa hàng tiện lợi thành công không quá khó nhưng không hề đơn giản. Một cửa hàng tiện lợi đông khách thường có nhiều hàng hóa, đa dạng sự lựa chọn. Kinh nghiệm mở cửa hàng tiện lợi ngoài bán hàng hóa thì 1 số nơi còn bán kèm thức ăn nhanh, chuyển nạp tiền, nhận hàng hóa, bưu kiện, thư từ… để tăng thêm doanh thu. Ngoài ra còn có những bí kíp kinh doanh cửa hàng tiện lợi thành công nào nữa, #BlogKhởiNghiệp sẽ cùng bạn tìm hiểu trong video này nha.

1/ Diện tích mặt bằng của cửa hàng tiện lợi

Khi muốn mở cửa hàng tiện lợi, bạn không cần phải có một không gian quá lớn và hoành tráng. Tùy thuộc vào quy mô và số vốn mở cửa hàng tiện ích mà bạn lựa chọn thuê mặt bằng cho cửa hàng tiện lợi từ 50m2 – 100m2. Khi mở cửa hàng tiện lợi, bạn cũng cần quan trọng vấn đề thời gian mở cửa và đóng cửa theo nhu cầu sinh hoạt tại địa điểm đó. Những mặt bằng lý tưởng nhất để mở cửa hàng tiện lợi thành công là nơi có mật độ dân cư đông đúc, lượng người qua lại cao, đối tượng khách hàng trẻ lớn.

2/ Mở cửa hàng tiện ích tiện lợi cần bao nhiêu vốn?

Không khó để thống kê số vốn mở cửa hàng tiện lợi, thông thường bạn sẽ cần chuẩn bị tài chính từ 200-500tr hoặc hơn nếu muốn nhập nhiều hàng và thuê mặt bằng lớn. Bảng chi phí mở cửa hàng tiện lợi mà #BlogKhởiNghiệp có thể thống kê cho các bạn tham khảo được như sau:

Thuê mặt bằng: 15 triệu/ tháng (mặt bằng khoảng 50m2)

Vốn nhập hàng ban đầu: 200 triệu

Thiết bị kệ siêu thị, bàn thu ngân, cổng từ, camera giám sát, máy tính, máy tít: 30 triệu

Biển bảng quảng cáo, banner trong ngoài cửa hàng: 10 triệu

Thuê nhân viên: 6 triệu

Chi phí quảng cáo, tiếp thị online, offline: 15 triệu

Chi phí phát sinh, dự trù: 50 triệu

Tổng cộng: 326 triệu

3/ Kinh nghiệm chi tiết các bước chuẩn bị mở cửa hàng tiện ích tiện lợi

Bước 1: Lập kế hoạch mở cửa hàng tiện lợi chi tiết

Trước khi mở cửa hàng tiện lợi, bạn cần lên 1 kế hoạch thật chi tiết về chi phí mở cửa hàng tiện ích, thuê bao nhiêu nhân viên, thiết kế không gian như thế nào, v.v để có thể dự trù cho mọi việc. Việc lập kế hoạch mở cửa hàng tiện ích sẽ giúp bạn bước đầu có sự chuẩn bị để xoay xở tốt trong những tình huống phát sinh. Nếu chưa từng có kinh nghiệm mở cửa hàng tiện ích nào, bước này sẽ quyết định khả năng cửa hàng tiện lợi thành công hay thất bại.

Bước 2: Tìm kiếm mặt bằng mở cửa hàng tiện lợi

Một cửa hàng tiện lợi có diện tích từ 50m2 là có để dễ dàng đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Nên chọn mặt bằng gần địa điểm có nhiều người qua lại như mặt đường chính, cổng trường, khu dân cư, khu văn phòng…

Bước 3: Nhập hàng sỉ cho cửa hàng tiện lợi

Những cửa hàng tiện lợi nổi tiếng ở Việt Nam như Circle K, Family mart, Shop and Go, GS25 có mô hình kinh doanh khá hiệu quả và xây dựng được thương hiệu vững chắc. Còn những thương hiệu cửa hàng tiện lợi nhỏ khác như Vinmart, Coop Smile, v.v cũng đang phát triển rất mạnh. Bạn có thể tìm kiếm cơ hội vào ngành bán lẻ này để tìm kiếm thành công và xây dựng thương hiệu cho mình. Những nơi nhập sỉ hàng tạp hóa có nhiều, nhưng nếu muốn phát triển tốt thì bạn nên ưu tiên những thương hiệu chất lượng và uy tín trước. Bạn có thể nhập trực tiếp từ nhà cung cấp hoặc là nhập sỉ qua trung gian nếu như quy mô cửa hàng chưa lớn, chưa thể nhập sỉ hàng tạp hóa nhiều.

Bước 4: Cách trang trí cho cửa hàng tiện lợi

Cửa hàng tiện lợi là cửa hàng tự chọn nên bạn phải thiết kế cửa hàng tiện lợi sao cho khách hàng dễ dàng tìm được sản phẩm muốn mua. Cách lắp đặt thiết bị trong cửa hàng tiện lợi cũng phải khoa học và bắt mắt. Những sản phẩm có lợi nhuận cao nên được đặt ở những vị trí dễ thấy nhất. Đối tượng khách hàng của cửa hàng tiện ích có độ tuổi trung bình tương đối trẻ, đây cùng là đối tượng có xu hướng muốn sử dụng hệ thống bán hàng nhanh gọn, hiệu quả, đẹp mắt.

Cửa hàng tiện lợi có ưu điểm là có thể phục vụ tại chỗ, thay vì mua hàng mang về như các cửa hàng, siêu thị thông thường. Cửa hàng tiện lợi sẽ phục vụ nhu cầu ăn uống, chỗ ngồi ngay tại cửa hàng nên đối tượng khách hàng tiềm năng của cửa hàng tiện lợi là người lao động và giới trẻ. Điều này đòi hỏi bạn cần phải đầu tư thêm các thiết bị để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng như lò vi sóng, máy làm kem, máy pha cà phê, bàn ghế ngồi, loa phát nhạc, tivi…

Bước 5: Quản lý cửa hàng tiện lợi như thế nào

Hiện nay những cửa hàng tiện lợi mới mở đều sử dụng phần mềm để quản lý hàng hóa, nhân viên và tồn kho. Bạn cũng nên mua những phần mềm này, nó sẽ giúp bạn quản lý cửa hàng tiện lợi sát sao và chuẩn xác nhất. Việc quản lý hàng hóa của cửa hàng tiện lợi sẽ dễ dàng hơn khi bạn theo dõi biến động và thống kê tồn kho hàng tuần.

Bước 6: Trang bị nhiều thiết bị thanh toán

Thanh toán qua nhiều kênh giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và dễ dàng lựa chọn cách thanh toán yêu thích. Hiện nay thói quen quẹt thẻ và chuyển khoản được nhiều người duy trì, thế nên ngoài thanh toán tiền mặt thì bạn cũng nên trang bị thêm những máy pos để quẹt thẻ hoặc những kênh thanh toán khác.

Bước 7: Đào tạo nhân viên bán hàng

Đặc điểm của cửa hàng tiện lợi nằm ở chỗ cách làm việc của nhân viên cửa hàng phải nhanh và chuyên nghiệp. Nhiệm vụ của họ không chỉ là bán hàng và thu tiền mà còn là hướng dẫn khách hàng tìm được vị trí sản phẩm và hàng tá công việc khác. Bạn nên dành ra vài buổi để hướng dẫn cách bán hàng cho cửa hàng tiện lợi, điều chỉnh thái độ và tác phong của nhân viên cho chuyên nghiệp.

Bạn thấy đấy kinh nghiệm mở cửa hàng tiện lợi chi tiết không quá khó, nhưng đòi hỏi người chủ phải chi tiết và tỉ mỉ. Bạn còn có thêm kinh nghiệm mở cửa hàng tiện lợi hay ho nào nữa không, hãy chia sẻ bên dưới nha.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *