Kinh doanh kính mắt là một ngành kinh doanh rất tiềm năng tại Việt Nam, vì kính là vật dụng thiết yếu và được sử dụng hàng ngày. Bạn đang có dự định mở cửa hàng kính mắt nhưng không biết chuẩn bị số vốn như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng Blog Khởi Nghiệp thảo luận về các yếu tố mà bạn cần xem xét khi mở cửa hàng kính mắt, và tìm hiểu cụ thể về tổng cộng chi phí mở cửa hàng kính mắt là bao nhiêu nhé!
1. Chi phí thuê mặt bằng
2. Chi phí sang sửa, trang trí cửa hàng
3. Chi phí đầu tư vật chất, đồ dùng trong cửa hàng
4. Chi phí nhập hàng
5. Chi phí thuê nhân viên
6. Chi phí quảng cáo
7. Chi phí khác
Mở cửa hàng mắt kính cần bao nhiêu chi phí?
Bất kể bạn kinh doanh trong lĩnh vực nào, một điều không thể thiếu đó là sở hữu số vốn đầu tư. Quy mô của cửa hàng kính mắt bạn muốn mở sẽ quyết định số tiền vốn cần thiết. Một cửa hàng kính mắt tối thiểu cần ít nhất từ 200 triệu đến 300 triệu đồng hoặc có thể nhiều hơn. Số tiền này bao gồm các khoản chi phí cơ bản khi bạn quyết định mở cửa hàng kính mắt của mình.
<<<Xem thêm: Kinh nghiệm mở xe đẩy bánh mì cho người mới bắt đầu
1. Chi phí thuê mặt bằng
Chi phí thuê mặt bằng là một phần quan trọng trong ngân sách khi mở cửa hàng kính mắt. Nó phụ thuộc vào vị trí và kích thước cửa hàng của bạn. Diện tích tối thiểu cần để kinh doanh kính mắt là 15m2 đến 20m2. Ở các khu vực sầm uất như trung tâm thành phố, giá thuê mặt bằng thường cao hơn so với ngoại thành. Dựa trên các yếu tố này, mức chi phí thuê mặt bằng có thể từ 5 – 10 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị thêm một chút ngân sách vì thường các chủ cho thuê sẽ yêu cầu đóng tiền 3 tháng 1 lần hoặc cọc 1 tháng tiền nhà. Vậy nên chi phí có thể lên đến khoảng 10-20 triệu đồng.
2. Chi phí sang sửa, trang trí cửa hàng
Chi phí sửa sang và trang trí cửa hàng kính mắt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường thu hút và chuyên nghiệp cho khách hàng. Điều này bao gồm việc đầu tư một số thiết bị cần thiết như: điều hoà, hệ thống đèn, biển hiệu, hệ thống gương, tranh ảnh treo trang trí…Tổng chi phí cho phần này ước tính khoảng 15 triệu đồng.
- Trong đó lắp biển sẽ rơi vào khoảng 3 triệu đồng.
- Điều hòa khoảng 5 triệu đồng.
- Hệ thống đèn khoảng 1 triệu đồng.
- Hệ thống gương khoảng 3 triệu đồng
- Tranh ảnh treo trang trí khoảng 500 nghìn đồng.
- Thuê sơn tường khoảng 1 triệu 500 nghìn đồng.
3. Chi phí đầu tư vật chất, đồ dùng trong cửa hàng
Chi phí đầu tư vào vật chất và đồ dùng cho cửa hàng kính mắt là một phần không thể thiếu trong quá trình mở cửa hàng. Điều này bao gồm việc mua sắm máy chuyên dùng để đo thị lực, máy mài tròng kính, tủ kính để trưng bày sản phẩm của cửa hàng, quầy thu ngân và các dụng cụ kỹ thuật cần thiết. Tổng chi phí cho phần này ước tính khoảng 200 triệu đồng.
- Một số máy chuyên dùng để đo thị lực khoảng 150 triệu đồng
- Máy mài tròng kính loại bình dân giá 25 triệu đồng
- Hệ thống tủ kính để trưng bày sản phẩm giá khoảng 20 triệu đồng
- Quầy thu ngân khoảng 3 triệu
- Ngoài các dụng cụ kỹ thuật khác sẽ rơi vào khoảng 10 triệu đồng
<<<Xem thêm:Mở quán cháo dinh dưỡng: chi phí hết chừng bao nhiêu?
4. Chi phí nhập hàng
Tùy thuộc vào nhu cầu, nguồn vốn có sẵn, và mức thu nhập của đối tượng khách hàng, bạn có thể lựa chọn các nguồn cung cấp kính mắt từ phân khúc cao cấp hoặc phân khúc giá bình dân để phù hợp với thị trường của bạn. Để đảm bảo tính bền vững trong việc kinh doanh, việc tìm kiếm những nguồn cung cấp đáng tin cậy, đảm bảo chất lượng sản phẩm cung cấp cho khách hàng là một điều rất quan trọng. Bên cạnh đó, vì kính mắt khá đa dạng về mẫu mã, màu sắc và phong cách, điều này yêu cầu bạn nên nhập hàng một cách hợp lý để tránh tình trạng tồn kho quá nhiều sản phẩm lỗi mốt. Tổng chi phí cho việc nhập hàng có thể dao động từ khoảng 50 triệu đồng trở lên, tùy thuộc vào quy mô và phạm vi sản phẩm bạn chọn.
5. Chi phí thuê nhân viên
Để cung cấp dịch vụ chất lượng và tạo trải nghiệm tích cực cho khách hàng hoặc do bạn quá bận không thể quản lý cửa hàng, bạn có thể sẽ cần tuyển thêm nhân viên. Những người này nên có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực kính mắt. Mức lương hiện tại cho nhân viên làm theo ca là khoảng 4-5 triệu đồng/tháng (cho ca làm việc 8 tiếng), chưa bao gồm bữa trưa và tối.
6. Chi phí quảng cáo
Nếu bạn mở cửa hàng kính mắt kết hợp với cả thời trang, việc thuê nhân viên có kiến thức về quảng cáo là một điều quan trọng. Bạn có thể tuyển dụng một nhân viên marketing cho cửa hàng hoặc thuê dịch vụ của Agency để tạo hình ảnh cho cửa hàng của bạn. Khoản đầu tư cần thiết cho mục này thường từ 5 triệu đồng trở lên cho mỗi nhân viên hoặc dịch vụ quảng cáo. Điều này sẽ giúp cửa hàng của bạn thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo nên sự độc đáo và hấp dẫn trong thị trường đầy cạnh tranh.
<<<Xem thêm:Mở quán bún chả: cần bao nhiêu chi phí là đủ?
7. Chi phí khác
Bên cạnh những chi phí trước đó, bạn cũng cần chi trả tiền cho các dịch vụ như điện, nước,… Vào mùa hè, chi phí này thường khoảng 3 triệu đồng/tháng. Vào mùa đông, chi phí này thường ít hơn, khoảng 1 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, cửa hàng kính mắt của bạn cũng cần để ra khoảng 20 triệu cho khoản chi phí dự phòng. Đầu tiên, nó sẽ đảm bảo tính linh hoạt trong tài chính của bạn để đối phó với các tình huống bất ngờ như sự cố kỹ thuật hoặc thay đổi trong thị trường. Ngoài ra, chi phí dự phòng giúp duy trì hoạt động kinh doanh suôn sẻ trong thời kỳ khó khăn, đảm bảo rằng bạn có đủ tiền để thanh toán cho lương của nhân viên và các khoản chi phí khác.
Trên đây là những chi phí cần thiết để mở cửa hàng kính thuốc, hy vọng bài viết này đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn kinh doanh cửa hàng mắt kính thành công!
<<<Xem thêm:Mở quán ốc cần bao nhiêu chi phí?