3 Tháng Mười, 2023

Chia sẻ kinh nghiệm mở quán phở thành công nhất định phải biết

Phở được xem là món ăn quốc dân của người Việt và được đông đảo bạn bè thế giới biết đến. Vì vậy đi đâu cũng dễ dàng bắt gặp tiệm phở bởi đây là ngành hành kinh doanh không cần nhiều vốn, khả năng lưu động cao, dễ kiếm lãi. Và bạn cũng muốn chen chân vào kinh doanh tiệm phở nhưng không biết làm như thế nào và bắt đầu từ đâu. Vậy thì trong video này Blog Khởi Nghiệp sẽ chỉ cho bạn cách mở quán phở siêu lãi và giải đáp toàn bộ các thắc mắc của bạn về: chi phí mở quán phở, mở quán phở cần chuẩn bị những gì và các kinh nghiệm mở quán phở thành công.

1, Xác định rõ mô hình kinh doanh quán phở

Bí quyết đầu tiên là muốn kinh doanh quán phở thành công cần có đối tượng khách hàng rõ ràng.
Món phở bạn muốn kinh doanh là gì?
Thường để tạo sự đa dạng lựa chọn cho thực khách, mỗi quán phở sẽ chỉ nên có thêm 1 – 2 món ăn phụ. Tuy nhiên cách chọn món phụ thông minh cũng sẽ giúp tiệm phở của bạn dễ thành công hơn.
Ví dụ như bạn kinh doanh phở bò, thì ngoài các loại phở bò như tái, nạm,gầu,gân… thì bạn chỉ nên chọn thêm món phụ như cơm rang dưa bò, phở xào bò, mỳ xào bò… tức là chuyên về bò. Để khâu chuẩn bị nguyên liệu đến nấu nướng và nêm nếm cũng dễ dàng hơn.

Đối tượng khách hàng bạn sẽ phục vụ là ai?
Nếu quán phở của bạn hướng đến đối tượng khách bình dân, phục vụ nhu cầu ăn sáng – ăn trưa thường ngày thì mô hình quán phở sẽ đơn giản hơn, cách trang trí quán cũng đơn giản. Và bạn chỉ cần đa dạng về các loại phở để phục vụ nhiều đối tượng khách.
Trường hợp bạn mở quán phở nhằm hướng tới đối tượng cao cấp hơn thì quán phở của bạn cần có không gian rộng rãi, đồng thời cách bài trí cần có phong cách riêng như: một nét Hà Nội, văn hóa Việt Nam,… để gây ấn tượng với thực khách.

Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm mở quán trà sữa cho người lần đầu kinh doanh

2, Chuẩn bị công thức nấu phở riêng.

Đây là khâu cực kỳ quan trọng ảnh hưởng rất lớn đế sự thành công cho quán phở của bạn. Thường mỗi quá phở sẽ có một công thức riêng và cách nêm nếm để tạo hương vị riêng đặc trưng cho quán mình. Và công thức nấu phở này luôn là bí mật mà chỉ có bếp tổng nắm được thôi
Và công đoạn khó nhất của việc nấu phở là nấu nước dùng sao cho có hương vị đặc trưng của mùi phở, độ ngọt vừa phải, vừa trong, vừa đậm đà và đặc biệt là phải an toàn sức khỏe cho người dùng.

3, Cách bài trí và lựa chọn tông màu chủ đạo của quán phở

Đây như là khâu tạo dấu ấn riêng cho quá phở của mình để thực khách dễ dàng nhận diện và ghi nhớ. Và công việc của bạn là nghĩ xem sẽ sơn sửa quán màu gì, làm biển hiệu như thế nào, tạo menu cho quán với tông màu gì, và đặt in các bức tranh treo tường nào.
Về tông màu chủ đạo của quán phở thì bạn nên lựa chọn những màu sắc có tính mát sẽ dễ chịu hơn, sạch sẽ hơn, và tạo cảm giác ngon miệng hơn.Bạn cũng có kể kết hợp treo 1 số tranh ảnh đồng quê hay thực phẩm sạch hoặc những thông điệp bạn muốn truyền tải tới khách hàng.Điều này sẽ tạo hiệu ứng cực kỳ tốt cho chất riêng quán phở của bạn, đặc biệt nếu bạn xác định xây dựng chuỗi sau này.

4, Chuẩn bị tiền vốn

Mở quán phở cần bao nhiêu tiền vốn là câu hỏi khiến nhiều người “đau đầu” nhất khi có ý tưởng kinh doanh quán phở. Và thường để xác định vốn cho một quán phở bạn cần phải lên chi phí dự trù cho các khoản như:

Phí thuê mặt bằng
Bàn ghế
Dụng cụ, công cụ nấu phở
Bộ nồi phở điện
Các dụng cụ khác
Phí sơn sửa

Xem thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hoá chi tiết từng bước

5, Chọn mặt bằng kinh doanh quán phở

Thường khi kinh doanh anh cũng muốn chọn mặt bằng to rộng ở trung tâm nhưng riêng quá phở thì khác một chút. Bởi thường các quán phở ở những khu vực trung tâm với mức phí thuê cao mà không gian bị chật hẹp, chỗ để xe không được thoải mái. Thay vào đó, bạn có thể cân nhắc chọn mở quán phở ở một khu vực ở ven thành phố mà hội tụ được các yếu tố sau:
– Mặt bằng rộng rãi: vì đa phần khách đến ăn trực tiếp, cần một không gian rộng rãi có sức chứa để phục vụ khách.
– Nơi có văn hóa ăn hàng: vì thường thì buôn có bạn bán có phường mà, nếu 1 khu mà cả đoạn đường không có tiệm ăn sáng nào tức là khu đó dân cư thường có thói quen tự nấu bữa sáng.
– Nơi có thể để xe thoải mái: để khách thoải mái thức thức tô phở của bạn mà không cần nơm nốp trông chừng xe
– Nơi có ít quán phở: để giảm sự cạnh tranh bởi lẽ một miếng bánh dù ngon đến mấy mà chia cho nhiều người thì cũng chẳng đủ no.

6, Nguồn cun cấp thực phẩm khi mở quán phở

Để tìm được một “mối” làm ăn lâu dài và đáp ứng được đầy đủ tiêu chí về chất lượng, giá cả cũng là một khâu quan trọng để mở quán phở thành công.
Và bạn nên lưu ý khi kinh doanh quán phở phải: “Đặt yếu tố ATVSTP và sức khỏe của người tiêu dùng lên hàng đầu, rồi mới đến lợi nhuận”. Chính vì lẽ này, chúng ta nen ưu tiên chọn nguồn nguyên liệu sạch để đảm bảo uy tín và chất lượng cho quán.

7, Chọn bát đũa và các dụng cụ trong quán phở

Đừng xem thường bởi khâu chọn bát đũa cũng ảnh hưởng đến mô hình quá phở mà bạn đã chọn.
 Nếu bạn chỉ kinh doanh quán phở bình dân thì nên chọn loại bát đũa trắng đơn giản để tạo cảm giác sạch sẽ.
 Còn nếu quán phở của bạn đi theo hướng đặc trưng vùng miền, có thể chọn các tô sành, với hoa văn cầu kỳ, đặc biệt để thể hiện rõ nét văn hóa trong bát phở phục vụ khách.
 Các khay gia vị, ống đựng đũa muỗng cũng nên chọn loại cùng chất liệu với tô chén hoặc dùng bằng inox, gỗ, nhựa cao cấp để tạo sự sang trọng và tăng độ tin cậy cho khách hàng
Và một mẹo để tạo dấu ấn riêng hco quán phở của bạn là nên in logo hoặc thương hiệu của quán lên tô để giúp khắc ghi thương hiệu vào tâm trí khách hàng rất tốt, đồng thời khi khách chụp ảnh check in đăng Facebook, thương hiệu của bạn cũng được quảng bá miễn phí.

Xem thêm: 11 kinh nghiệm mở spa không phải ai cũng nói cho bạn biết

8, Chọn nhân sự phục vụ quán phở

Nhân viên gần như chiếm đến 40-50% cảm tình của khách với quán, chỉ cần nhân viên vui vẻ, thân thiện và nhiệt tình, thì dù các yếu tố khác có kém đi 1 chút thì khách vẫn cảm thấy vui vẻ và hài lòng. Bởi vậy khi tuyển chọn nhân viên phục vụ quá phở bạn cần lưu ý:
– Nhân sự phục vụ quán phở cần nhanh nhẹn và cẩn thận để tránh đổ vỡ, gây ấn tượng xấu hoặc ảnh hưởng đến khách hàng.
– Chọn người chỉn chu, gọn gàng, sạch sẽ, và trông có thiện cảm.
– Đặc biệt đối với nhân viên bếp, đảm bảo đầu tóc gọn gàng, luôn đội mũ (nón) và đeo tạp dề, găng tay khi làm đồ.
Trên đây là chia sẽ kinh nghiệm mở quán phở cho người mới bắt đầu. Hy vọng với chia sẽ này bạn sẽ tự tin thực hiện kế hoạch kinh doanh quán phở của mình. Chúc các bạn thành công. Cảm ơn các bạn đã xem video và đừng quên like, share, đăng ký ủng hộ kênh và nhận thêm nhiều kinh nghiệm kinh doanh hữu ích khác nhé. Xin chào và hẹn gặp lại trong các vidoe sau.