30 Tháng Mười Một, 2023

Kinh nghiệm mở quán chè cho người mới bắt đầu

Mở quán chè có thể là một cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho những người mới bắt đầu trong lĩnh vực ẩm thực. Chè là món ăn vặt yêu thích của nhiều người, đa dạng nhóm đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, việc mở quán chè cũng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kiến thức cơ bản về ngành này. Bài viết này của Blog Khởi Nghiệp sẽ chia sẻ những kinh nghiệm mở quán chè quý báu dành cho người mới bắt đầu. Bạn hãy theo dõi nhé!

1. Xác định loại chè mà mình kinh doanh
2. Lựa chọn địa điểm mở quán chè
3. Chuẩn bị vốn mở quán chè
4. Chú trọng vào thiết kế và trang trí quán chè
5. Tìm nơi cung cấp nguyên liệu nấu chè
6. Có công thức nấu chè ngon
7. Xây dựng chiến lược marketing và quảng bá quán chè

1. Xác định loại chè mà mình kinh doanh

Đầu tiên, bạn phải cần xác định được loại chè mà mình muốn kinh doanh. Có nhiều lựa chọn phong phú như chè đậu đen, chè thập cẩm, chè khúc bạch, hoặc chè đậu xanh,… Tiếp theo, hãy đặt ra câu hỏi về đối tượng mục tiêu của bạn. Đây là yếu tố then chốt để xác định được khách hàng bạn đang phục vụ là ai: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, hay các gia đình. Nếu bạn chỉ tập trung vào các loại chè phổ biến được dân văn phòng yêu thích thích, như sữa chua mít, sữa chua nếp cẩm, chè thạch, chè hạt sen, chè đỗ đen, tào phớ, bạn chỉ có thể trở thành “kẻ đến sau” mãi mà thôi. Trong trường hợp đó, nếu bạn không thể có sự vượt trội về giá cả cạnh tranh hoặc chất lượng tốt hơn, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với những thương hiệu đã được nhiều người biết đến trước đó. Thay vào đó, tại sao bạn không thử sáng tạo và đưa vào thực đơn của quán mình các món chè mới, gây sự tò mò và hấp dẫn của khách hàng? Điều này sẽ giúp bạn tạo ra một danh tiếng riêng và dễ dàng thâm nhập vào thị trường tiềm năng mà không cần phải cạnh tranh bằng các món chè đã quá quen thuộc của các thương hiệu nổi tiếng.

<<<Xem thêm: Mở quán chè: Chi phí mở quán hết bao nhiêu?

2. Lựa chọn địa điểm mở quán chè

Tiếp theo, hãy lựa chọn một vị trí phù hợp để đặt quán, đảm bảo rằng nó phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn. Một trong những điểm quan trọng mà bạn cần tập trung là quản lý vốn một cách khôn ngoan. Dựa trên số vốn bạn có sẵn, hãy lập kế hoạch cụ thể để phân chia tiền vào các khoản chi phí cần thiết và chuẩn bị cho phù hợp. Một phần quan trọng làm nên thành công trong kinh doanh quán chè là vị trí. 50% doanh số có thể phụ thuộc vào vị trí của mặt bằng, vì vậy bạn cần tiến hành một cuộc khảo sát thị trường kỹ lưỡng để lựa chọn một địa điểm kinh doanh thích hợp. Quán chè không yêu cầu một diện tích lớn, nhưng cần phải có không gian thoải mái, sạch sẽ, có chỗ ngồi và bãi đậu xe cho khách hàng.

Nên thuê mặt bằng ở những nơi có trục đường thuận tiện cho việc di chuyển, gần khu dân cư hoặc trường học, và tránh những khu vực đã có quá nhiều quán chè nổi tiếng. Với những người mở quán chè có sẵn mặt bằng, đây là một lợi thế rất lớn bởi tiền thuê mặt bằng thường chiếm khoảng 20 – 30% tổng số vốn. Trong trường hợp bạn phải thuê mặt bằng, hãy đảm bảo có một hợp đồng rõ ràng và thỏa thuận về việc đặt cọc trước để tránh tình trạng mất mặt bằng khi kinh doanh đã ổn định. Ngoài ra, nếu bạn là người mới bắt đầu kinh doanh, hãy tránh lựa chọn những vị trí quá gần các quán chè lớn và nổi tiếng, vì sẽ rất khó để cạnh tranh.

<<<Xem thêm:Vì sao đế chế Nokia sụp đổ? Nguyên do khiến ai cũng phải gật đầu

3. Chuẩn bị vốn mở quán chè

Câu chuyện “đầu tiên” trong lĩnh vực kinh doanh, cũng như khi bắt đầu mở quán chè vẫn luôn là “tiến vốn”. Số vốn ban đầu không chỉ quyết định về quy mô mà còn có tác động đáng kể đến cách bạn tổ chức và điều hành quán chè, từ giai đoạn chuẩn bị cho đến khi hoạt động. Số tiền ban đầu này thường sẽ được sử dụng để thanh toán những khoản cố định như thuê mặt bằng, xây dựng hoặc sửa sang quán, mua sắm các công cụ cần thiết, và mua nguyên liệu nấu chè. Ví dụ, với các quán chè Thái có quy mô nhỏ chỉ từ 10 chỗ ngồi thường cần vốn khoảng từ 20 triệu đến 40 triệu. Còn quán có quy mô lớn hơn, với 40 chỗ ngồi trở lên, thường đòi hỏi một số vốn lớn hơn, khoảng tầm trên 80 triệu… Con số này đã bao gồm cả tiền dự trù kinh phí hoạt động cho ít nhất một tháng đầu tiên.

Nếu bạn kinh doanh bằng các xe chè di động, thì cần số ít hơn, chỉ từ 1 đến 3 triệu là bạn có thể bắt đầu kinh doanh và thu lại vốn trong vòng 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, nếu bạn quyết tâm đầu tư vào một mặt bằng ổn định, thì thời gian thu hồi vốn sẽ kéo dài hơn. Tuy vậy, lợi ích bền vững như có một lượng khách hàng ổn định, mức độ nhận diện rộng rãi và quy mô lớn hơn là điều không thể phủ nhận. Mức giá của một ly chè Thái thường dao động từ 20.000 đến 35.000 đồng/ly, trong khi các loại chè khác thường có giá 10.000 đồng hoặc 15.000 đồng. Khi bạn đã xây dựng được một lượng khách hàng ổn định, bạn có thể thu hồi vốn sau khoảng 4 – 5 tháng kinh doanh.

<<<Xem thêm:Kinh nghiệm mở cửa hàng cây cảnh cho người mới bắt đầu

4. Chú trọng vào thiết kế và trang trí quán chè

Sở hữu những món chè ngon thôi là không đủ để thu hút khách hàng. Để quán của bạn trở nên hấp dẫn và thu hút khách hàng suốt cả ngày, bạn cần phải đầu tư vào trang trí quán thật bắt mắt và độc đáo. Ngay cả với quán chè có quy mô và diện tích nhỏ thì việc thiết kế và trang trí cũng vẫn quan trọng, tuy nhiên cũng không cần phải quá phức tạp, chủ yếu là tạo được một không gian thoải mái cho khách hàng. Dưới đây là một số yếu tố mà bạn nên chú ý:

• Sạch sẽ và vệ sinh: Do lượng khách hàng đông đúc, quán chè cần được dọn dẹp và bảo quản vệ sinh thường xuyên. Bàn, ghế, sàn nhà, cốc chén và thìa luôn phải được giữ gọn gàng và sạch sẽ.
• Không gian thoáng mát: Đảm bảo quán có không gian thoải mái và thoáng đãng để khách hàng có thể thư giãn và tận hưởng món chè của bạn.
• Menu và bát đĩa độc đáo: Menu và bát đĩa cũng có thể được sử dụng như một phần của trang trí quán và tạo nên sự đặc biệt. Bạn có thể lựa chọn các loại thìa, bát đĩa độc đáo để trang trí hoặc thuê một người chuyên nghiệp để thiết kế menu đẹp mắt. Điều này sẽ giúp tạo nên sự thú vị và hấp dẫn cho các thực khách, đặc biệt là những khách hàng trẻ tuổi.

<<<Xem thêm:4 bí quyết lập nghiệp của 2 người đàn ông giàu nhất nhì thế giới

5. Tìm nơi cung cấp nguyên liệu nấu chè

Tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu nấu chè cũng là một phần quan trọng trong quá trình kinh doanh quán chè, bởi chất lượng của nguyên liệu sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Để đảm bảo chất lượng và tiết kiệm chi phí, bạn cần lựa chọn những nguồn cung cấp ổn định và có giá cả hợp lý. Một số gợi ý để bạn có thể tìm được nguồn cung cấp nguyên liệu tốt là tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước, so sánh giá và chất lượng sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau để lựa chọn đơn vị cung cấp phù hợp với nhu cầu của bạn.

Bạn có thể tìm được nguồn nguyên liệu ở tại các chợ đầu mối. Ở Hà Nội, bạn hãy đến chợ Hà Đông hoặc chợ Đồng Xuân. Trong khi đó, tại TP.HCM, Chợ Lớn cũng là một địa điểm cung ứng tốt để bạn tham khảo và tìm hiểu. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên tận dụng các mối quan hệ có sẵn trong ngành để tìm được địa chỉ cung cấp nguyên liệu nấu chè tốt nhất. Việc này có thể giúp bạn có được nguồn cung cấp đáng tin cậy và chất lượng cho quán chè của mình.

6. Có công thức nấu chè ngon

Nấu chè vốn dĩ là sở trường của nhiều người nội trợ. Sự thật là nấu chè không phải là một nhiệm vụ quá phức tạp. Tuy nhiên, điều quan trọng khi mở quán kinh doanh là bạn phải có khả năng nấu được nhiều loại chè cùng lúc và tạo ra những món chè khác biệt và ngon độc đáo. Để làm được một ly chè Thái, hoặc bất kỳ món chè nào, bạn cần biết cách lựa chọn nguyên liệu, bảo quản chúng luôn tươi ngon, và kết hợp màu sắc để món chè trở nên hấp dẫn về mặt thẩm mỹ,..

Trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn nên đầu tư thời gian để hoàn thiện tay nghề nấu chè của mình. Bạn có thể học hỏi kinh nghiệm từ những người quen đã từng mở quán chè, đọc sách về nấu chè hoặc tốt nhất là tham gia các khóa học nấu chè chuyên nghiệp. Trong những lớp học này, bạn sẽ học cách nấu chè ngon, cách chọn lựa nguyên liệu chất lượng, cách cân đo nguyên liệu một cách khéo léo để đảm bảo hiệu quả kinh tế mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon. Đặc biệt, hình thức học một thầy một trò có thể giúp bạn nắm vững bí quyết nấu chè hấp dẫn chỉ trong một buổi học.

<<<Xem thêm: Mở quán bún chả: Những sai lầm khiến bạn phải đóng cửa

7. Xây dựng chiến lược marketing và quảng bá quán chè

Xây dựng chiến lược marketing và quảng cáo cho quán chè là cách giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Do đó, các chủ doanh nghiệp nên cho khách hàng thấy được những lợi thế của quán để khách hàng nhìn thấy là muốn đến ăn thử. Dưới đây là một số hoạt động quảng cáo chi phí thấp mà mang lại hiệu suất cao mà bạn có thể tham khảo:

• Thiết kế, trang trí băng rôn, khẩu hiệu để tạo sự chú ý.
• Phát tờ rơi xung quanh khu vực quán chè.
• Tặng phiếu giảm giá cho những khách hàng đến ăn lần tiếp theo.
• Chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Zalo,…
• Sử dụng hình ảnh đẹp để kích thích sự tương tác từ khách hàng, khuyến khích họ check-in, review, tương tác quán trên mạng xã hội để nhận quà tặng,…

Bằng cách kết hợp những hoạt động quảng cáo này, bạn có thể tạo ra sự nhận diện mạnh mẽ cho quán chè của mình và thu hút nhiều khách hàng hơn.

Trên đây là những kinh nghiệm mở quán chè cho người mới bắt đầu để bạn tham khảo. Mong rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho việc kinh doanh của bạn trở nên thuận lợi và thành công hơn!

<<<Xem thêm:Mở quán bún chả: cần bao nhiêu chi phí là đủ?