Chào mừng các bạn đã quay trở lại với kênh của Blog Khởi Nghiệp. Trong lĩnh vực kinh doanh thời trang thì rất nhiều bạn trẻ lựa chọn cho mình ngành hàng giày dép để khởi nghiệp. Đây là ngành hàng ít rủi ro hơn, dễ bán hơn nhưng đương nhiên để mở được một cửa hàng giày dép bạn cũng cần phải tìm hiểu nhiều vấn đề. Video này Blog Khởi Nghiệp sẽ chia sẻ kinh nghiệm mở shop giày dép cho người lần đầu. Các bạn hãy tham khảo và đúc rút cho mình nha.

1/ Kinh nghiệm lựa chọn khách hàng mục tiêu

Bạn cũng biết đó, đối tượng khách hàng của giày dép cũng khá đa dạng: giày dép nam, giày dép nữ, giày dép cho trẻ em. Hay như giày dép bình dân, giày dép cao cấp. Vậy việc đầu tiên bạn cần xác định đó là đối tượng khách hàng của bạn là ai?

– Nếu khách hàng bạn hướng đến là sinh viên hay những người lao động bình dân thì cần biết, đây là đối tượng chỉ có thể chi một khoản tiền nhỏ để mua giày dép. Bạn hãy nhập những mặt hàng giày dép Trung Quốc, thuộc phân khúc giá thấp hoặc trung bình.

– Còn với khách hàng tầm trung, họ có thu nhập ổn định và chú trọng nhiều hơn đến chất lượng. Thuộc phân khúc cao hơn, thì bạn nên nhập giày dép ở những xưởng gia công, hàng Việt nam xuất khẩu hay các thương hiệu nội địa.

– Riêng đối với khách hàng hạng sang, những người có đam mê với giày thì họ thậm chí đã sở hữu 10 – 15 đôi giày rồi vẫn ham muốn săn lùng bằng được những mẫu giày dép mà họ thích. Những khách hàng này sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn chỉ để có được đôi giày đó. Với đối tượng khách hàng ở phân khúc cao như vậy, bạn phải nhập giày dép của những thương hiệu lớn, hàng xách tay và liên tục cập nhật những mẫu hot nhất để nhập về.

Xem thêm: Tổng hợp 6 kho sỉ giày sneaker uy tín nhất Hà Nội

2/ Kinh nghiệm lựa chọn hình thức kinh doanh giày dép

Hãy tham khảo những hình thức kinh doanh giày dép sau đây để lựa chọn được cho mình một hình thức phù hợp:

– Mở cửa hàng giày dép truyền thống: Bạn thuê mặt bằng đẹp rồi nhập hàng về trưng bày và bán chủ yếu cho khách hàng quanh cửa hàng hay khách vãng lai. Hình thức này phải bỏ ra khá nhiều vốn cho chi phí thuê mặt bằng.

– Kinh doanh giày dép online: Bạn không cần thuê mặt bằng, và có thể làm ngay tại nhà hàng. Bạn lập fanpage, website bán hàng hoặc mở các gian hàng trên các trang thương mại điện tử rồi quảng bá và giao hàng cho khách.

– Nhượng quyền thương hiệu: Hình thức này thường dành cho những bạn nào vốn lớn, không muốn mất công xây dựng hình ảnh các bạn có thể nhượng quyền thương hiệu của các hãng giày dép nổi tiếng. Họ đã có sẵn quy trình, nguồn cung hàng, thương hiệu và lượng khách cho bạn rồi.

Xem thêm: Kinh nghiệm mở shop thời trang nữ cho người lần đầu

3/ Xác định số vốn kinh doanh giày dép

Blog Khởi Nghiệp sẽ dành riêng 1 video để liệt kê các khoản chi phí phải bỏ ra lúc đầu khi bạn mở cửa hàng giày dép.

Ở video này bạn cần nắm được:

– Số vốn tối thiểu để mở một cửa hàng kinh doanh giày dép truyền thống từ 80 triệu – 100 triệu đồng

– Số vốn để kinh doanh giày dép online từ 50-70 triệu đồng

– Số vốn để nhượng quyền thương hiệu giày dép từ 200 – 500 triệu đồng

Vậy hãy xem mình có bao nhiêu vốn để từ đó chọn lựa hình thức kinh doanh cho phù hợp.

Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ cho người lần đầu kinh doanh

4/ Kinh nghiệm chọn địa điểm mở shop giày

Việc lựa chọn vị trí để mở shop giày dép cũng phụ thuộc vào số vốn bạn có, hình thức kinh doanh bạn lựa chọn. Và hãy lưu tâm kinh nghiệm chọn địa điểm mở shop giày dép sau:

– Chọn những vị trí dễ nhìn, dễ thấy

– Có đông học sinh, sinh viên, người lao động hay dân văn phòng.

– Có vỉa hè để xe bởi khách hàng mua giày sẽ tốn nhiều thời gian.

Hãy thương lượng với chủ nhà để bạn kí hợp đồng 2 năm, nhưng đóng tiền 3 tháng 1 để có mặt bằng ổn định và không phải bỏ ra quá nhiều chi phí ban đầu.

Xem thêm: Kinh nghiệm mở salon tóc thành công cho những người lần đầu

5/ Kinh nghiệm chọn nguồn nhập giày

Sau khi bạn đã chọn được đối tượng khách hàng mục tiêu, xác định được số vốn mình đang có để mở shop giày dép rồi thì bây giờ xem nên chọn nguồn nhập hàng nào:

– Hàng giày dép nội địa: bạn có thể đến các chợ đầu mối, cửa khẩu hay các xưởng gia công:

Với khu vực phía Bắc: có các Chợ đầu mối như chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp; Các chợ cửa khẩu: chợ Móng Cái (Quảng Ninh), chợ Tân Thanh (Lạng Sơn); Các xưởng giày VNXK: Giày dép An Thái Minh (Hoàng Mai), Giày Tùng Anh (Đống Đa),…

Còn ở khu vực phía Nam: Có các Chợ đầu mối như chợ An Đông, chợ Tân Bình; Xưởng giày: Xưởng giày gia công của Cty cổ phần thời trang Mai Nguyên, Xưởng giày Tamy (Quận 8), xưởng giày dép Moon Shoes (Thủ Đức),…

– Nếu bạn muốn nhập hàng ngoại:

Thì tham khảo những đầu mối lớn như chợ Quảng Châu (Trung Quốc), chợ Chatuchak, chợ Bobae, chợ đêm Suan Lum (Thái Lan),.. Để yên tâm nhất, bạn nên đi đánh hàng trực tiếp khi có kinh nghiệm. Trong trường hợp không thể đến tận nơi để nhập hàng, bạn có thể order giày dép qua các sàn thương mại điện tử như Amazon, Ebay, Alibaba, Taobao, 1688,…

6/ Kinh nghiệm marketing quảng cáo cho shop giày dép

Hiện nay công nghệ phát triển, có rất nhiều kênh để bạn bán hàng và quảng bá cho shop giày dép của mình. Đơn cử như:

– Website: đây là kênh dành cho những bạn muốn kinh doanh giày dép một cách chuyên nghiệp và bền vững. Đương nhiên đi kèm sẽ tốn tiền, tốn công sức.

– Fanpage: kênh này có đến 90% chủ shop giày dép lựa chọn. Vì không tốn chi phí tạo kênh, lại đơn giản ai cũng làm được. Bạn có thể livestream hoặc đổ tiền quảng cáo để ra đơn.

– Trang thương mại điện tử: Shopee, Tiki, Lazada, Sendo,vv… Các kênh này thường thu 20% trên đơn giá mặt hàng bán được.

Kinh nghiệm mà nhiều chủ shop giày dép thành công chia sẻ là họ thường sẽ chọn 2 hoặc cả 3 kênh bán hàng này để đạt được hiệu quả cao nhất. Thị trường ngày càng cạnh tranh nên việc chỉ bán 1 kênh không thể đem lại doanh thu như mong muốn.

Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm mở quán cà phê cho người mới bắt đầu

Vậy là Blog Khởi Nghiệp đã chia sẻ với các bạn kinh nghiệm mở shop giày dép cho người lần đầu. Vẫn còn nhiều thứ để nói nhưng Blog Khởi Nghiệp sẽ chia sẻ ở những video sau cho bạn nha.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *