Có không ít bạn vì niềm đam mê và yêu thích sách mà muốn khởi nghiệp với một hiệu sách của riêng mình. Nhưng mở hiệu sách cần bao nhiêu vốn? Có rất nhiều chi phí bạn cần phải bỏ ra nhất là thời gian đầu. Liệu bạn có đủ tiền để làm không? Hãy cùng tìm hiểu qua video này của Blog Khởi Nghiệp nha.

Để mở hiệu sách, đầu tiên bạn phải lên danh sách các hạng mục cần chi như:

– Chi phí thuê mặt bằng

– Chi phí sửa chữa, trang trí

– Chi phí mua trang thiết bị

– Chi phí nhập hàng

– Chi phí marketing

– Chi phí khác như thuế, điện, nước

Sau đó, ở mỗi hạng mục bạn sẽ dự trù cũng như tính toán ngân sách sẽ hết bao nhiêu?

1/ Chi phí thuê mặt bằng mở hiệu sách

Với những bạn có mặt bằng sẵn là nhà mình thì quá tiện lợi rồi, còn với những bạn chưa có thì phải đi thuê thôi. Có một số bạn sẽ thắc mắc: Tôi bán online rồi thì có cần cửa hàng không? Thì theo kinh nghiệm của Blog Khởi Nghiệp bạn vẫn nên có một hiệu sách nhỏ nhỏ, mặt phố dễ tìm bởi khách hàng có tâm lý muốn đến tận nơi để xem các đầu sách, đọc qua sau đó mới chốt mua.

Mặt khác, khách hàng cũng muốn tìm hiệu sách gần mình nhất có thể nên một số vị trí tốt mà bạn nên tham khảo như:

– Đối diện các trường học, cao đẳng, đại học

– Gần kí túc xá sinh viên

– Gần các tòa nhà văn phòng

Bên cạnh đó, diện tích mặt bằng để mở hiệu sách có thể từ 20m2 – 40m2, nếu bạn kết hợp thêm cả quán văn phòng phẩm nữa thì diện tích sẽ từ 40-100m2. Chi phí thuê mặt bằng thì tùy từng vị trí và diện tích, nhưng do mới mở nên Blog Khởi Nghiệp khuyên bạn nên giới hạn số tiền thuê nhà từ 10 triệu quay đầu thôi nha.

Vì bạn sẽ phải đóng 3 tháng – 6 tháng/1 cộng thêm cọc từ 1-2 tháng tiền nhà nữa nên chi phí thuê mặt bằng mở hiệu sách lúc đầu tương đối cao. Tính trung bình khoảng 40-50 triệu đồng.

>> Xem thêm: Mở shop gia dụng – Chi tiết các khoản chi cần thiết cho vốn ban đầu

2/ Chi phí sửa chữa, trang trí

Với hạng mục này bạn lại có thể tùy chỉnh ngân sách được. Khi thuê mặt bằng nên ưu tiên những mặt bằng mới hoặc ít phải sửa chữa. Thì bạn sẽ tiết kiệm được khoản chi phí này.

Thông thường bạn chỉ cần sơn lại tường, lắp hệ thống đèn, điều hòa là được. Nếu có nhiều vốn thì có thể vẽ tranh tường hoặc trang trí, décor theo phong cách của riêng mình.
Khoản chi phí sửa chữa, lắp đặt biển hiệu này chúng ta sẽ giới hạn khoảng 5-10 triệu nha.

3/ Chi phí mua sắm trang thiết bị

Trang thiết bị của hiệu sách chính là giá kệ, bàn ghế, tủ kệ sát tường và tủ trưng bày nhiều tầng. Những chiếc tủ này được chia thành các ngăn giúp dễ dàng phân chia sản phẩm và sắp xếp khoa học.

Bàn quầy thu ngân, một chiếc máy tính, máy in hóa đơn, 2-3 cái camera tùy diện tích.
Tất cả các khoản này cũng rơi vào 15-20 triệu đồng.

>> Xem thêm: Mở Spa cần bao nhiêu vốn thì đủ? Chi tiết cho bạn tham khảo

4/ Chi phí nhập hàng

Đây là khoản chi phí lớn nhất lúc đầu vì để lấp đầy cửa hàng bạn sẽ phải nhập nhiều sách. Nhưng để không nhập thừa hay thiêu bạn hãy lên một danh sách các đầu sách muốn nhập về cho cửa hàng của mình. Ví dụ như: sách kinh doanh, sách giáo khoa, truyện tranh, sách nấu ăn,vv…

Việc lên danh sách như này giúp bạn dễ dàng chọn được nhà sản xuất, rồi từ đó mới xin được chính sách giá cho hiệu sách của mình và lên được số lượng cần nhập.

Một số tiêu chí quan trọng để tìm nhà cung cấp sách như: uy tín, thương hiệu, thời hạn giao hàng, mức chiết khấu, chất lượng sản phẩm, phương thức thanh toán,…

Tùy số lượng đầu sách mà bạn muốn kinh doanh, chi phí nhập hàng cho hiệu sách có thể dao động từ 50 – 100 triệu đồng. Cửa hàng nhỏ hơn thì từ 30-50 triệu đồng.

5/ Chi phí marketing

Ngày nay để kinh doanh được thì bạn bắt buộc phải có khâu marketing chứ không chỉ ngồi không chờ khách đến đâu nhé. Marketing cho hiệu sách có rất nhiều cách với chi phí thấp, Blog Khởi Nghiệp gợi ý cho bạn một số hình thức sau nha:

– Trước ngày khai trương hãy treo băng rôn to, ghi thời gian khai trương là ngày nào, hiệu sách có chương trình giảm giá hay ưu đãi nào đặc biệt.

– Đến ngày khai trương có thể thổi bóng phát cho trẻ em, thuê một người mặc đồ linh vật để thu hút sự chú ý của mọi người.

– Về lâu dài, tạo lập fanpage, kênh youtube riêng thường xuyên tóm tắt, chia sẻ các đầu sách mới, đầu sách hay

– Đăng bán trên các kênh shopbee, tiki, sendo, lazada
Với những hình thức này, chi phí marketing cho hiệu sách chỉ hết tầm 5 triệu đồng mà thôi.

6/ Các chi phí khác

Ngoài các hạng mục trên bạn đừng bỏ qua dự trù chi phí lặt vặt như điện, nước, thuế. Dù nhỏ nhưng thống kê để có sự chuẩn bị. Hiệu sách thì không dùng nước nhiều nhưng dùng diện nhiều. Dự kiến các chi phí này rơi vào khoảng 1-2 triệu.

Giờ thì cộng tổng hết các chi phí lại xem hết bao nhiêu rồi nào. 40 triệu tiền nhà + 10 triệu chi phí sửa sang + 15 triệu chi phí thiết bị + 50 triệu chi phí nhập hàng + 5 triệu chi phí marketing + 2 triệu chi phí khác = 122 triệu đồng.

Lúc đầu thì bỏ ra từng này chi phí thôi chứ các tháng sau thì không mất tiền cọc, sửa chữa hay thiết bị nữa. Nhập hàng cũng không phải một cục như lúc đầu mà nhập ít một những đầu sách đã hết.

>> Xem thêm: Bạn cần bao nhiêu vốn để mở shop quần áo?

Trên đây là các chi phí dự kiến khi mở hiệu sách, bạn tham khảo cách lên ngân sách và cũng tính toán cho cửa hàng của mình nha.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *