Kinh doanh quán chè đang là một lựa chọn phổ biến đối với những người muốn khởi nghiệp ngày nay. Do chè là món ăn vặt yêu thích của nhiều người, đa dạng nhóm đối tượng khách hàng. Không quan trọng ở thành phố hay nông thôn, bạn đều có thể mở quán chè kinh doanh. Vậy kinh doanh quán chè cần những gì? Mở quán chè cần bao nhiêu vốn? Bài viết dưới đây, Blog Khởi Nghiệp sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về các khoản chi phí quan trọng cần để mở một quán chè. Hãy theo dõi ngay nhé!
Mở quán chè cần bao nhiêu chi phí?
1. Chi phí thuê mặt bằng
2. Chi phí sang sửa, trang trí quán
3. Chi phí đầu tư vật chất, đồ dùng trong quán
4. Chi phí thuê nhân viên
5. Chi phí quảng cáo
6. Chi phí nhập hàng
7. Chi phí khác
Mở quán chè cần bao nhiêu chi phí?
Đối với các quán chè có quy mô nhỏ, chỉ khoảng 10 chỗ ngồi hoặc ít hơn, mức vốn cần chuẩn bị thường dao động ở mức dưới 20 triệu đồng. Trong trường hợp quán có quy mô từ 20 đến 30 chỗ ngồi, số vốn tối thiểu thường nằm trong khoảng từ 30 đến 80 triệu đồng. Còn đối với các quán chè lớn, với hơn 50 chỗ ngồi, thường yêu cầu mức vốn trên 80 triệu đồng. Mức vốn này đã bao gồm cả dự trù kinh phí cho những tháng đầu tiên sau khi quán chè khai trương.
<<<Xem thêm: Chi phí mở cửa hàng mắt kính là bao nhiêu?
1. Chi phí thuê mặt bằng
Một trong những chi phí lớn nhất khi mở quán chè là thuê mặt bằng. Giá thuê sẽ tùy theo vị trí và diện tích mặt bằng. Vị trí quán của bạn càng thuận lợi, giá thuê càng cao. Thực chất mở quán chè bình dân thì không cần mặt bằng quá to, bạn chỉ cần thuê mặt bằng từ 30-50m2 với giá 5-10 triệu đồng/tháng là hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng nên dự trù thêm một chút ngân sách vì thông thường các chủ nhà cho thuê sẽ yêu cầu đóng tiền 3 tháng 1 lần hoặc cọc 1 tháng tiền nhà. Vậy nên chi phí có thể lên đến khoảng 15 – 30 triệu đồng.
2. Chi phí sang sửa, trang trí quán
Hầu hết các quán chè hiện nay đều khiêm tốn về mặt diện tích nên việc thiết kế và trang trí quán không cần quá cầu kỳ, bạn chỉ cần có một số thiết bị cần thiết như: Quạt, điều hoà, hệ thống đèn, biển hiệu,…Chi phí này có thể rơi vào khoảng 10 triệu đồng.
• Lắp biển sẽ rơi vào khoảng 2 triệu đồng.
• Hệ thống đèn khoảng 500 nghìn đồng
• Quạt treo tường khoảng 500 nghìn đồng.
• Điều hoà 1 chiếc khoảng 5 triệu đồng.
Lưu ý: Để có thể tiết kiệm chi phí, bạn có thể mua cũ các thiết bị này với giá rẻ hơn khoảng 50% hoặc 30% tuỳ vào tình trạng sử dụng.
Bạn có thể trang trí cho quán của mình bằng những chậu cây xinh xắn hay những bức tranh vẽ tường cá tính để các khách nhí hoặc các bạn trẻ check-in.
• Vẽ tường sẽ rơi vào khoảng 2 triệu đồng
• Cây cảnh sẽ khoảng 500 nghìn đồng
<<<Xem thêm: Vì sao đế chế Nokia sụp đổ? Nguyên do khiến ai cũng phải gật đầu
3. Chi phí đầu tư vật chất, đồ dùng trong quán
Khi mở quán chè, bạn chỉ cần mua những vật tư đơn giản và cần thiết. Vị chi cho khoản này sẽ khoảng 15 triệu đồng. Nếu bạn chưa có đủ số vốn để đầu tư mua mới thì có thể lên các hội nhóm thanh lý, các quán chuyển đổi mô hình kinh doanh và liên hệ mua để tiết kiệm chi phí. Dưới đây là một số gợi ý cho việc mua sắm đồ cần thiết để mở quán bún chả:
• Bàn, ghế nhựa khoảng 2 triệu
• Tủ lạnh khoảng 5 triệu
• Quầy đựng chè 7 triệu
• Ly thuỷ tinh khoảng 500 nghìn
• Ngoài ra các đồ khác như: thìa, bát, cốc giấy, túi nilon, giấy ăn,… sẽ rơi vào khoảng 500 nghìn đồng
4. Chi phí thuê nhân viên
Nếu quán chè bạn có quy mô nhỏ, thì chỉ cần 1 mình bạn làm hoặc bạn có thể thuê 1 nhân viên phụ. Mức lương hiện tại cho nhân viên làm theo ca là khoảng 4-5 triệu/tháng (8 tiếng) không bao gồm bữa trưa và tối.
5. Chi phí quảng cáo
Lập kế hoạch marketing và quảng cáo cho quán chè sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Dưới đây là một số hoạt động quảng cáo chi phí thấp, hiệu quả cao (khoảng 1-2 triệu đồng) mà bạn có thể xem xét:
• Thiết kế, trang trí băng rôn, khẩu hiệu để tạo sự chú ý.
• Phát tờ rơi xung quanh khu vực quán chè.
• Tặng phiếu giảm giá cho những khách hàng đến ăn lần tiếp theo.
• Chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Zalo,…
• Sử dụng hình ảnh đẹp để kích thích sự tương tác từ khách hàng, khuyến khích họ check-in, review, tương tác quán trên mạng xã hội để nhận quà tặng,…
<<<Xem thêm: Những nguyên nhân khiến Baemin từ “tân binh” thành “tàn binh”
6. Chi phí nhập hàng
Ước tính chi phí nhập nguyên liệu ban đầu của quán chè là khoảng 10 triệu/tháng. Khi có lượng khách ổn định, con số này sẽ tăng lên. Dưới đây là giá một số nguyên liệu bạn có thể tham khảo:
• Đậu đỏ khoảng 15.000 đồng/kg
• Đậu xanh khoảng 15.000 đồng/kg
• Bột nếp khoảng 20.000 đồng/kg
• Đường khoảng 15.000 đồng/kg
• Thạch thuỷ tinh khoảng 20.000 đồng/kg
• Trân châu khoảng 20.000 đồng/kg
7. Chi phí khác
Ngoài những chi phí trên thì bạn cũng cần phải chi trả cho những khoản tiền như điện, nước,… Chi phí điện, nước tại quán chè sẽ phụ thuộc mức độ hoạt động và giá cả của điện nước trong khu vực. Nó có thể rơi vào khoảng 3 triệu đồng/tháng vào mùa hè. Mùa đông sẽ ít hơn sẽ khoảng 1 triệu đồng/tháng.
Ngoài các chi phí trên, bạn cũng nên dành khoảng 10 triệu đồng cho ngân sách dự phòng, để đối phó với các chi phí bất ngờ và tình huống khẩn cấp. Trong ngành ẩm thực, sự không chắc chắn về doanh thu xảy ra thường xuyên. Ngân sách dự phòng giúp bạn đảm bảo sự ổn định của hoạt động kinh doanh và tiếp tục phục vụ khách hàng một cách suôn sẻ, cũng như đối phó với các tình huống khẩn cấp không mong muốn.
Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm của Blog Khởi Nghiệp về chi phí mở quán chè, bạn có thể tham khảo trước khi quyết định mở quán kinh doanh và hãy nhớ lập một kế hoạch kinh doanh quán chè chi tiết, và chuẩn thật bị kỹ càng nhé! Chúc bạn sẽ sớm gặt hái được những thành công từ quán chè mà bạn đặt trọn tâm huyết vào!
<<<Xem thêm:Chi phí mở sạp bán rau là bao nhiêu?