Chào mừng các bạn đã đến với kênh của Blog Khởi Nghiệp. Mở shop giày dép cần bao nhiêu vốn ban đầu? là điều mà chủ shop nào cũng quan tâm khi lần đầu mở. Không chỉ có vậy, để mở một shop giày dép cần phải chi phí những khoản nào, làm sao để tối ưu được chi phí đó đây. Tất cả câu trả lời sẽ có trong video này của Blog Khởi Nghiệp, xin mời các bạn cùng theo dõi tiếp.

Để xác định được số vốn mở shop giày dép, bạn càn xác định hình thức kinh doanh đầu tiên. Hiện nay có 2 hình thức kinh doanh giày dép phổ biến:

  • Kinh doanh online
  • Mở shop giày truyền thống tức là kinh oanh offline

Mỗi hình thức kinh doanh khác nhau số vốn cũng sẽ khác nhau. Ngoài ra, việc xác định quy mô kinh doanh nhỏ hay lớn cũng sẽ rất quan trọng trong việc xác định số vốn mở shop giày dép. Tuy nhiên, đa phần các bạn mới khởi nghiệp thường có số vốn đầu tư không nhiều nên video này Blog Khởi Nghiệp sẽ chỉ nhấn mạnh về quy mô kinh doanh vừa và nhỏ thôi nha.

Mở shop giày dép online

Đây là hình thức kinh doanh giày dép đang được rất nhiều bạn lựa chọn bởi số vốn bỏ ra không nhiều. Với những ưu điểm khi mở shop giày dép online sau:

  • Bạn cũng không cần phải thuê mặt bằng mà thời gian đầu có thể tận dụng làm tại nhà.
  • Không mất chi phí thuê mặt bằng, chi phí trang trí nội thất, chi phí thuê nhân viên
  • Việc nhập hàng khá đơn giản, không cần phải nhập nhiều mẫu mã cùng lúc. Từ đó, hạn chế được tình trạng tồn kho.

Số vốn mở shop giày dép online khá thấp và cũng linh hoạt. Bạn có thể bắt đầu từ con số 20 – 30 triệu là đã đủ rồi. Theo đó chi phí chủ yếu khi mở shop giày dép online là nhập hàng và chạy quảng cáo.

Và cần lưu ý, do bán hàng online nên phải tìm nguồn hàng giày dép chất lượng với giá tốt để giúp mặt hàng của bạn dễ thu hút khách hàng hơn.

Đồng thời bạn nên đầu tư thời gian cho việc xây dựng kênh bán hàng vững mạnh cho mình. Một số sàn thương mại điện tử như shopee, lazada, sendo và các trang mạng xã hội nổi tiếng như facebook, zalo, instagram là nơi bạn quảng bá và bán sản phẩm, hãy chú trọng vào những kênh này.

Nếu bạn muốn mở shop giày dép online có độ chuyên nghiệp hơn thì có thể tự làm hoặc thuê người thiết kế website cho shop của mình (tầm 3 – 5 triệu), phải chú trọng thiết kế hình ảnh giày dép tự chụp đẹp và bắt mắt để tạo sự nổi bật và thu hút khách hàng đến với mình.

Chốt lại, số vốn để mở shop giày dép online không cần quá nhiều chỉ tầm 30 triệu đổ xuống. Trong đó:

  • 5 – 10 triệu nhập hàng
  • 10- 15 triệu chạy quảng cáo trong 3 tháng
  • 5 triệu lập website hoặc dự trù các chi phí phát sinh.

Xem thêm: Kinh nghiệm mở shop giày dép cho người lần đầu mở

Mở shop giày dép offline theo hình thức truyền thống

Nói là mở shop giày offline nhưng không có nghĩa là bạn bỏ qua hình thức online, mà bây giở chủ shop giày dép nào đã mở shop giày truyền thống cũng đều kết hợp bán hàng online. Ưu điểm cửa việc mở shop giày dép offline là:

  • Tận dụng được lượng khách vãng lai vào mua ở cửa hàng
  • Tăng độ tin tưởng khi khách hàng mua giày dép online
  • Dễ xây dựng thương hiệu
  • Có thể mở rộng quy mô bằng cách mở chuỗi shop giày dép

Về số vốn mở shop giày dép truyền thống là bao nhiêu? thì ngoài chi phí mở shop giày online mà Blog Khởi Nghiệp đã dự trù ở trên thì mở shop giày dép truyền thống bạn cần bỏ ra thêm các khoản chi phí sau:

1/ Tiền thuê mặt bằng mở shop giày dép

Như đã nói từ đầu, video Blog Khởi Nghiệp chú trọng đến quy mô kinh doanh vừa và nhỏ nên tiền thuê mặt bằng khi mở shop giày dép tầm khoảng 7 – 10 triệu/tháng với diện tích khoảng 20-25 m2. Thông thường bạn sẽ phải đóng tiền cửa hàng ít nhất là 3 tháng, cọc 1 tháng. Dự trù chi phí thuê mặt bằng ban đầu sẽ rơi vào khoảng 28 triệu – 40 triệu đồng.

Cần thuê địa điểm mở shop giày dép như thế nào thì bạn xem lại video kinh nghiệm mở shop giày dép mà Blog Khởi Nghiệp đã chia sẻ trước đó nha.

Xem thêm: 7 Mô Hình Kinh Doanh Vốn Ít Mà Hiệu Quả Cao Bất Ngờ

2/ Chi phí thiết kế trang trí cửa hàng

Ngoài chi phí thuê mặt bằng, bạn cũng cần thiết kế và trang trí cho cửa hàng giày dép của mình thật bắt mắt để tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng khi ghé mua. Chi phí sửa sang, thiết kế shop giày dép ước chừng sẽ rơi vào tầm khoảng 20 – 30 triệu, bao gồm:

  • Chi phí ốp trần thạch cao
  • Chi phí sơn tường hoặc mua giấy dán tường
  • Mua giá kệ để trưng bày giày dép
  • Quầy lễ tân
  • Hệ thống đèn rọi

3/ Chi phí nhập hàng

Nếu như mở shop giày dép online bạn chỉ cần bỏ ra 5-10 triệu nhập hàng thì mờ shop giày offline bạn lại cần nhập một lượng lớn mặt hàng giày dép để trưng bày trên kệ ở cửa hàng vì đặc thù là khách hàng sẽ ghé xem hàng, bạn phải có đủ mẫu mã và size cỡ giày dep để khách lựa chọn. Vì thế số vốn nhập hàng giày dép sẽ rơi vào khoảng 30 – 50 triệu đối với mặt hàng giày dép giá tầm trung.

Xem thêm: Chi Tiết 5 Cách Làm Giàu Từ Tay Trắng Không Phải Ai Cũng Cho Bạn Biết

4/ Chi phí thuê nhân viên

Nếu shop giày dép nhỏ thì bạn có thể tự bán và quản lý để tiết kiệm chi phí thuê nhân viên ngoài. Còn trường hợp không có thời gian thì bạn có thể thuê 1 hoặc 2 nhân viên trông coi shop mình, giờ chủ shop nào cũng thuê sinh viên cho tiết kiệm chi phí, tính khoảng 20k/ 1 giờ. Mỗi nhân viên trông 6 giờ, trong 30 ngày hết khoảng 3.600.000đ/ 1 nhân viên. Như vậy cần chi phí tầm 6 -9 triệu đồng/tháng cho hạng mục nhân viên là đủ. Nếu có khả năng thì nên thuê bảo vệ vì thông thường khách hàng rất yên tâm khi các shop có bảo vệ coi xe cho mình.

5/ Chi phí dự phòng rủi ro

Đây là khoản chi phí rất ít chủ shop mới mở biết. Trong vòng 3 tháng đầu kể từ ngày mở shop giày dép thì bạn sẽ không tránh khỏi những rủi ro như hàng tồn, hàng hỏng, chưa có nhiều khách. Bởi vậy, cần chuẩn bị tinh thần và chi phí dự phòng rủi ro hoặc phí phát sinh khác khoảng 10 – 15 triệu nha.

Tổng hợp các con số trên lại thì để mở một shop giày dép truyền thống kết hợp online cần số vốn khoảng 90 – 100 triệu đồng.

Giờ thì bạn hãy ngồi lại và xem số vốn mở shop giày dép mình đang có là bao nhiêu để rồi từ đó lựa chọn được đúng hình thức kinh doanh giày dép phù hợp với mình nhé. Có thể bán hàng giày dép online trước, khi đủ vốn, có đủ lượng khách thì mở thêm shop giày dép offline cũng hợp lý bạn nha.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Cho Người Mới Khởi Nghiệp Không Phải Ai Cũng Nói

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *