Mở một quán chè có thể là một cơ hội kinh doanh hấp dẫn với tiềm năng sinh lời lớn. Tuy nhiên, như bất kỳ doanh nghiệp nào khác, mở quán chè cũng đầy rủi ro và khó khăn. Nếu bạn không thận trọng và không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn có thể dễ dàng rơi vào những sai lầm nguy hiểm có thể khiến quán chè của bạn thất bại. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến mà bạn nên tránh khi mở quán chè.
- Lựa chọn vị trí sai
- Không xác định khách hàng tiềm năng
- Thực đơn không đa dạng
- Không có công thức chè sáng tạo
- Không đầu tư vào trang trí quán
- Không có kế hoạch quảng cáo hiệu quả
- Không liên kết với các các ứng dụng giao món
1. Lựa chọn vị trí sai
Sự thành công hoặc thất bại trong công việc kinh doanh của bạn phụ thuộc rất lớn vào vị trí bạn chọn. Chọn sai vị trí có thể dẫn đến việc quán chè của bạn sẽ không tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng và giảm khả năng sinh lợi. Do đó, hãy xác định mặt bằng phù hợp với khách hàng của bạn. Mặt bằng cho quán chè cần phải đáp ứng nhiều yếu tố. Nó không chỉ cần phải sạch sẽ và thoáng mát, mà còn cần có đủ chỗ ngồi cho khách hàng. Đặc biệt, có chỗ đậu xe thuận tiện cho khách hàng cũng rất quan trọng. Vị trí lý tưởng thường nằm ở các khu vực đông dân cư, gần trường học, khu vực thương mại hoặc các điểm đến du lịch. Hãy tránh các vị trí đã có nhiều quán chè nổi tiếng, vì việc cạnh tranh có thể trở nên khó khăn.
<<<Xem thêm: Bí quyết giúp quán chè đông khách không phải ai cũng biết
2. Không xác định khách hàng tiềm năng
Không xác định khách hàng tiềm năng là một trong những sai lầm phổ biến khiến nhiều người thất bại khi mở quán chè. Đặc biệt khi quán chè có quy mô nhỏ, việc này thường bị bỏ qua vì nhiều chủ quán cho rằng họ có thể phục vụ bất kỳ khách hàng vãng lai nào. Để xác định khách hàng tiềm năng trước khi khởi đầu mở quán chè, bạn cần thu thập thông tin quan trọng về họ:
- Độ tuổi của khách hàng tiềm năng là gì?
- Thu nhập trung bình của họ là bao nhiêu?
- Họ ghé quán chè với tần suất như thế nào trong một tuần hoặc một tháng?
- Mức chi tiêu của họ là bao nhiêu?
- Sở thích của họ là gì?
- Họ mong đợi điều gì khi đến một quán chè?
Khi bạn đã thu thập đủ thông tin này, bạn sẽ có được “mẫu” khách hàng lý tưởng. Từ đó, bạn có thể phát triển chiến lược kinh doanh và kế hoạch để mở quán chè một cách hiệu quả và thu hút được khách hàng trung thành.
3. Thực đơn không đa dạng
Một lỗi sai mà không ít chủ quán mắc phải khi mở quán chè chính là tạo nên thực đơn không đa dạng, có quá ít món. Khi xây dựng thực đơn cho một quán chè, bạn cần tuân thủ nguyên tắc: sự đa dạng, giá cả phải hợp lý và khả năng thay đổi linh hoạt theo mùa. Để tạo sự hấp dẫn, một quán chè thường cung cấp từ 8 đến 10 loại chè cho khách hàng lựa chọn. Khi xây dựng thực đơn, cũng cần sắp xếp chúng thành các nhóm có liên quan. Bên cạnh đó, bạn nên chọn 3 đến 5 món chè đặc trưng của quán để giới thiệu với khách hàng mới. Ngoài ra, bạn cũng có thêm vào các món khác như: sinh tố, nước ép, nem chua rán, khoai lắc,… để cung cấp nhiều lựa chọn hơn.
<<<Xem thêm:Kinh nghiệm mở quán chè cho người mới bắt đầu
4. Không có công thức chè sáng tạo
Không có công thức chè sáng tạo cũng là một sai lầm khiến bạn mở quán chè thất bại vì sự sáng tạo là một phần quan trọng để tạo sự khác biệt và hấp dẫn trong ngành kinh doanh ẩm thực. Khách hàng luôn tìm kiếm trải nghiệm mới lạ và thú vị. Nếu bạn chỉ cung cấp những món chè phổ biến và không đưa ra sự độc đáo, bạn có thể mất cơ hội thu hút và giữ chân khách hàng. Có rất nhiều các thương hiệu chè lâu năm mà bạn không thể cạnh tranh khi chỉ có những món chè đã quá quen thuộc. Công thức chè sáng tạo không chỉ giúp bạn nổi bật trong đám đông cạnh tranh mà còn giúp thương hiệu của bạn được nhớ đến và chia sẻ.
5. Không đầu tư vào trang trí quán
Không đầu tư vào trang trí quán cũng là một trong một sai lầm đáng tiếc khiến bạn mở quán chè thất bại vì trải nghiệm khách hàng không chỉ liên quan đến khẩu vị mà còn đến không gian và cảm giác tổng thể khi đến quán. Phần lớn mọi người thường chọn những quán có thiết kế hấp dẫn, độc đáo để tận hưởng thời gian với bạn bè và gia đình, cùng tâm sự và chụp lại những khoảnh khắc đẹp rồi chia sẻ trên mạng xã hội để. Do đó, một không gian đặc biệt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dấu ấn, giúp khách hàng nhớ đến bạn lâu dài và luôn có ý định quay trở lại.
6. Không có kế hoạch quảng cáo hiệu quả
Quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Khi bạn không có một kế hoạch quảng cáo cụ thể, bạn có thể mất cơ hội tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Kế hoạch quảng cáo giúp bạn xác định mục tiêu, đối tượng khách hàng, và cách tiếp cận họ một cách hiệu quả. Trong thời đại số hóa, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội càng quan trọng. Hãy tạo fanpage, website, chạy quảng cáo hoặc phát tờ rơi để thu hút khách hàng. Đặc biệt, trong dịp khai trương, bạn có thể tạo chương trình khuyến mãi và chia sẻ thông tin trên các cộng đồng mạng và hội nhóm cư dân để tăng cường tiếp cận khách hàng.
<<<Xem thêm:Lý do giúp Hảo Hảo giữ vững phong độ suốt hơn 20 năm
7. Không liên kết với các các ứng dụng giao món
Không liên kết với các ứng dụng giao món là một sai lầm có thể khiến bạn mở quán chè thất bại vì trong thời đại hiện nay, ứng dụng giao đồ ăn như: ShopeeFood, Gojek, Baemin,…rất quen thuộc và tiện lợi với khách hàng. Khi bạn không tích hợp với các ứng dụng này, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Việc liên kết với các ứng dụng giao món giúp bạn mở rộng thị trường tiềm năng và tạo thu nhập bổ sung. Đồng thời nó cũng giúp bạn tiết kiệm cho những chi phí như: quảng cáo và giao hàng. Nếu bạn không tận dụng ứng dụng giao món, bạn có thể bị tụt lại trong cuộc cạnh tranh và không thể tận dụng hết tiềm năng của quán chè của mình.
Trên đây là một số sai lầm phổ biến mà bạn nên tránh khi mở quán chè. Để kinh doanh một cách thành công, điều quan trọng nhất chính là cung cấp cho khách hàng sản phẩm chè chất lượng tốt nhất. Luôn luôn nâng cao kiến thức và kỹ năng của bạn là yếu tố quyết định để bắt đầu với một cửa hàng chè mang thương hiệu của riêng mình. Chúc các bạn thành công!
<<<Xem thêm:Chi phí mở quán bánh đồng xu phô mai Hàn Quốc là bao nhiêu?