25 Tháng Tư, 2024

Nữ kiến trúc sư mở xưởng bánh kiếm tiền mỏi tay

Xin chào các bạn! chị Nguyễn Bích Thủy đang là kiến trúc sư cho một công ty xây dựng ở Hà Nội, đã tạm biệt công việc cũ để rẽ ngang, thử sức với một công việc mới. Và sau bao vất vả chị Thủy đã gặt hái được nhiều thành công việc này. Nếu bạn muốn biết chị Thủy đã làm gì? Và con đường làm giàu của chị Thủy ra sao? Thì hãy để Blog Khởi Nghiệp kể bạn nghe tiếp nha.

Cơ duyên đến với nghề làm bánh

Năm 2013, chị Thủy nghỉ sinh em bé, trong khoảng thời gian này, chị hay lên mạng xem các video dạy làm bánh. Để thực hành, chị thường xuyên mua các nguyên liệu, dụng cụ về làm theo.

Chị Thủy kể “Hồi đó, tôi về nhà ở Bắc Giang để nghỉ sinh nên mỗi lần muốn mua đồ phải đi hàng trăm cây số xuống Hà Nội. Với lại, các cửa hàng bán đồ làm bánh cũng không phong phú như bây giờ, nên đi tìm vất lắm, nhất là những ngày hè”

Chưa hết, khi mới học làm bánh, chị Thủy chỉ nghĩ đơn giản là làm cho đỡ buồn, giảm stress trong lúc ở nhà nghỉ sinh mà thôi. Nhưng càng tìm hiểu về làm bánh, chị Thủy lại càng ham rồi cuốn vào nghề từ lúc nào không biết. May mắn cho chị Thủy là thời điểm đó lại vào đúng dịp tết Trung thu nên chị càng có cơ hội trổ tài làm bánh của mình.

 

Ban đầu, chị Thủy chỉ tính làm bánh cho nhà ăn, nếu còn dư thì biếu, tặng hàng xóm, bạn bè. May mắn là khi mẻ bánh đầu tiên ra lò, chị Thủy đã nhận được nhiều phản hồi tích cực, thậm chí một số người còn ngỏ ý đặt mua, lấy sỉ bánh của chị. Cũng nhờ vậy, vụ trung thu năm đó, chị bán được hơn 100 chiếc bánh với giá 30.000 – 35.000 đồng/chiếc. Với số lãi thu được, chị Thủy không tiêu mà lại dùng để mua thêm đồ làm bánh các bạn ah.

>>Xem thêm: Mở tiệm giặt là lãi nhiều không?

Từ ngày có thêm dụng cụ làm bánh mới, chị Thủy ngoài làm bánh trung thu còn lấn sân, thử sức với bánh kem, bánh bông lan, bánh mì.

Vốn là dân kiến trúc nên các bạn biết không, bánh của chị Thủy ngoài ăn ngon thì còn rất đẹp, độc đáo và mang chất riêng nữa.

Qua thời gian nghỉ sinh, chị Thủy quay trở lại công ty và thi thoảng làm bánh bán. Tuy nhiên, lượng khách đặt mua sản phẩm của chị Thủy ngày càng nhiều khiến chị bị quá tải.

Chị Thủy tâm sự thêm: “Hồi đó, tôi trở lại công ty, tôi cứ cảm thấy công việc cũ không còn phù hợp với mình. Nhiều lần, tôi đã nghĩ tới chuyện nghỉ việc để về làm bánh. Tuy nhiên, mỗi khi tôi đề cập đến vấn đề này gia đình ai cũng phản đối. Cho nên, tôi đã quyết định xin nghỉ việc một năm không lương với lý do ở nhà chăm con, nhưng cái chính là để suy nghĩ kỹ”

>>Xem thêm: Mở hiệu sách cần bao nhiêu vốn?

Sau đó một năm, chị Thủy tiếp tục quay trở lại công ty, nhưng lần này, chị đến là để nộp đơn xin nghỉ việc chính thức và về nhà mở xưởng làm bánh.

Chốt đơn bánh, thu tiền mỏi tay

Thời gian đầu mở xưởng làm bánh, chị Thủy khá vất vả khi phải kiêm nhiệm nhiều vai trò từ nhân viên làm bánh, shipper, người bán hàng, kế toán. Cho mãi đến sau này, khi xưởng dần đi vào ổn định, thì chị Thủy mới thuê thêm 2 người đến phụ giúp, đồng thời đào tạo nghề làm bánh cho nhân viên.

Trước thời điểm dịch Covid-19, mỗi ngày xưởng của chị Thủy bán ra thị trường 50 – 80 đơn bánh các loại với giá 50.000 – 200.000 đồng/chiếc, ngày cao điểm có thể lên tới hơn 100 đơn. Trong đó, những dòng bánh sự kiện như bánh sinh nhật, hội nghị có giá từ 1 – 3 triệu đồng/chiếc.

Khi đã đủ cứng cáp trong nghề làm bánh, chị Thủy kết hợp với một số đơn vị mở khóa học dạy làm bánh ở Hà Nội và TPHCM. Mỗi tháng, chị Thủy dạy 5 – 7 lớp, tối đa là 3 học viên/khóa, mỗi khóa học làm bánh kéo dài 2-3 ngày với mức học phí 1,5 – 2 triệu đồng/người. Nhờ vậy, doanh thu của cửa hàng bánh mỗi tháng đến từ việc dạy học và mở xưởng làm bánh của chị đạt mốc 100 triệu đồng/tháng.

>>Xem thêm: Mở shop hoa tươi lãi nhiều hay ít?

Chị Thủy chia sẻ, cái khó nhất của nghề bánh là phải luôn cập nhật xu hướng, cách làm mới. Do đó, tuần nào chị cũng bỏ ra 2/3 thời gian để nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Con đường thành công của chị cũng không phải thẳng tắp, chia tâm sự “Có những thời điểm, tôi phải đổ bỏ hàng loạt cốt bánh do không đạt yêu cầu. Nhiều hôm tôi cứ lọ mọ thức trắng đêm để nghiên cứu, phân tích và tìm ra công thức mới. Bởi làm bánh ngoài khéo tay, chăm chỉ, ham học hỏi rất cần sự sáng tạo. Nếu chỉ cảm thấy hài lòng với thứ mình đang làm sẽ không bao giờ tạo ra sự khác biệt và mang về sản phẩm tốt nhất”

>>Xem thêm: Mở đại lý vé số cần bao nhiêu tiền ? Chi phí ban đầu là bao nhiêu ?

Chị Thủy cho biết, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, xưởng bánh cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó, chị phải cơ cấu lại xưởng và chuyển đổi mô hình kinh doanh để phù hợp với thị trường hơn.

Còn đến hiện nay, các kênh bán bánh, kênh dạy làm bánh của chị đều được đẩy mạnh trên nền tảng online. Còn sản phẩm thì được điều chỉnh lại để phù hợp với khách hàng trong tình hình mới.

>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng phụ tùng xe máy lợi nhuận cao

Qua câu chuyện làm giàu từ nghề bánh của chị Thủy, hy vọng các bạn đã có thêm kinh nghiệm để phát triển cho cửa hàng bánh của mình nha.

 

1 comment