Vay vốn hiện nay đã quen thuộc với nhiều khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Vì có hình thức vay ngân hàng này mà nhiều người đã có vốn đề đầu tư kinh doanh, mua sắm tài sản, v.v. Vậy thì có bao nhiêu hình thức vay vốn ngân hàng, lãi suất vay vốn ngân hàng là bao nhiêu, hồ sơ chuẩn bị vay vốn ngân hàng cần những gì chúng ta hãy cùng trao đổi trong video này nhé.
Xác định mục đích vay vốn ngân hàng
Trước khi vay ngân hàng, bạn cần xác định rõ mục đích vay ngân hàng của mình. Bạn cần vay ngân hàng để kinh doanh, vay ngân hàng để mua nhà đất, vay ngân hàng để mua xe oto, v.v. Hiểu rõ mục đích vay ngân hàng của mình là gì, bạn mới có thể xác định lãi suất ngân hàng, thời gian trả nợ và hồ sơ vay vốn ngân hàng được.
Các hình thức vay vốn ngân hàng phổ biến nhất hiện nay
Thông thường ở những tổ chức tín dụng cung cấp 2 hình thức vay vốn ngân hàng phổ biến nhất là vay tín chấp và vay thế chấp. Tuỳ theo từng hồ sơ vay vốn của bạn mà bạn sẽ được tư vấn nên vay tín chấp hay vay thế chấp. Vậy vay tin chấp là gì, vay thế chấp là gì? Ai có thể vay tín chấp và ai có thể vay thế chấp?
– Vay tín chấp nói ngắn gọn cho dễ hiểu là vay dựa trên uy tín của cá nhân. Uy tín ở đây được xác định dựa trên bảng lương (sao kê từ ngân hàng), dựa trên hoá đơn mua bán hàng (nếu bạn làm kinh doanh tự do), v.v
– Vay thế chấp là vay vốn dựa trên tài sản bạn đang sở hữu. Tuỳ thuộc vào giá trị của tài sản bạn đang nắm giữ, thường là những tài sản có giá trị lớn như xe oto, đất đai, nhà cửa, v.v. Ngân hàng sẽ giữ giấy tờ gốc của những tài sản này và cho bạn vay 1 mức tương ứng với khả năng trả nợ của bạn.
Tất nhiên khi bạn có tài sản thế chấp, khả năng trả nợ rõ ràng thì bạn sẽ được vay nhiều hơn, lãi suất cũng sẽ thấp hơn nhiều so với vay tín chấp. Vay tín chấp chỉ được vay 1 khoản tiền nhất định khoảng 10 – 15 lần thu nhập. Tuy nhiên con số thực tế còn phụ thuộc vào hồ sơ của khách hàng. Chúng ta cùng tìm hiểu về lãi suất, hạn mức và thời gian vay ngân hàng từng loại ngay trong video này nhé.
Lãi suất, hạn mức và thời gian vay ngân hàng bao nhiêu là hợp lý?
Vay thế chấp tài sản là sổ đỏ:
Hiện nay, lãi suất cho vay thế chấp của những ngân hàng tại Việt Nam bạn có thể tham khảo bảng sau. Đây là số liệu tham khảo, lãi suất thực tế bạn sẽ được ngân hàng tư vấn rõ hơn vào thời điểm bạn vay vốn.
• Lãi suất BIDV: 11%/năm.
• Lãi suất Agribank: 7,5%/năm.
• Lãi suất Techcombank: 6,7%/năm.
• Lãi suất Vietcombank: 7,7%/năm.
• Lãi suất VPBank: 9,6%/năm.
• Lãi suất HDBank: 10,5%/năm.
Hiện nay các ngân hàng thường cho khách hàng vay ngân hàng thế chấp sổ đỏ với hạn mức lên đến 70% giá trị tài sản đảm bảo. Thời gian cho vay dài từ 20 – 30 năm tuỳ theo ngân hàng. Chính vì thế đây là hình thức vay ngân hàng thế chấp tài sản để mua nhà đang được nhiều người lựa chọn.
Vay thế chấp tài sản là xe oto:
Hiện nay, các tổ chức tín dụng đang cho phép người vay ngân hàng thế chấp giấy tờ xe oto với lãi suất dao động từ 8-10%, thời hạn vay trung bình là 7 năm, hạn mức vay từ 70 – 80% giá trị xe tuỳ theo ngân hàng. Nếu bạn không có xe oto, chỉ có xe máy thì chỉ được vay tín chấp dựa trên giấy tờ xe, xe máy không vay thế chấp được nhé.
Vay tín chấp
Vay tín chấp lãi suất cao hơn so với vay thế chấp, lý do thì #BlogKhởiNghiệp cũng đã đề cập ở trên rồi. Dưới đây là bảng lãi suất vay tín chấp ngân hàng dành cho các bạn tham khảo trước khi quyết định nên vay tín chấp hay không:
• Shinhan Bank: từ 13,92%/năm (dư nợ giảm dần)
• HSBC: từ 13,99%/ năm đến 16,49%/ năm (dư nợ giảm dần)
• Standard Chartered: từ 13,49%/năm.
• BIDV: 11,9%/năm.
• Vietinbank: 9,6%/năm.
• Agribank: từ 7,2% – 12%/năm
Vì không có tài sản đảm bảo mà vay tín chấp ngân hàng chỉ xét duyệt hồ sơ dựa trên uy tín khách hàng nên hạn mức vay tín chấp đa số đều dao động từ 10 đến 600 triệu. Thời gian vay tín chấp ở ngân hàng từ 6 đến 60 tháng tuỳ theo nhu cầu, tuỳ theo hồ sơ vay vốn ngân hàng của khách hàng.
Tìm hiểu về các khoản phí, mức phạt của ngân hàng
Trước khi bạn được giải ngân vay ngân hàng, bạn cần hỏi kỹ về các khoản phí hồ sơ và mức phạt của ngân hàng. Mức phạt ở đây thường sẽ được áp dụng khi bạn chậm trả lãi hoặc là đáo hạn sớm. Tuỳ theo từng ngân hàng mà phí làm hồ sơ vay vốn ngân hàng và phí phạt sẽ khác nhau, chênh lệch không đáng kể:
Thông thường nếu bạn vay thế chấp tài sản, bạn cần chi trả những loại chi phí sau:
Phí thẩm định tài sản thế chấp của 1 bên thứ 3 (tổ chức thẩm định tài sản)
Đối với vay thế chấp sổ đỏ từ 0.12% đến 0.45% tuỳ theo giá trị tài sản thế chấp. Nếu như bạn thế chấp dựa trên sổ đỏ nhà chung cư thì không cần thẩm định vì giá trị tài sản đã hiện thị trên hợp đồng mua bán.
Đối với vay thế chấp xe oto mới sẽ không mất phí vì giá xe đã có trên hợp đồng mua bán, mức phí định giá tài sản thế chấp xe oto cũ là 500.000đ – 1.000.000đ/lần.
Phí công chứng thế chấp
Phí công chứng thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng sẽ do người đi vay trả trực tiếp tại các phòng công chứng quận/huyện nơi đăng ký tài sản hoặc là nơi được ngân hàng chỉ định. Phí công chứng tài sản vay thế chấp cũng có sự chênh lệch dựa theo giá trị tài sản:
– Phí đăng ký giao dịch đảm bảo khách hàng tự đóng cho Phòng tài nguyên ở UBND
Phí thanh toán sớm khi muốn đáo hạn trước thời gian cam kết
Nếu trong thời gian vay ngân hàng, bạn muốn đáo hạn sớm trước thời hạn thì bạn phải chịu phí phạt. Mức phí phạt này dao động từ 1-5% dựa trên số tiền trả sớm hoặc dựa trên dư nợ gốc đang còn.
Phí phạt trả nợ chậm
Mức phí phạt đóng chậm khi vay vốn ngân hàng rất cao, có thể lên đến 150% mức lãi suất trong hợp đồng. Đóng trễ khoảng 10 ngày, bạn có thể bị xếp vào nhóm nợ xấu.
Ngoài ra còn phí bảo hiểm cháy nổ tài sản: phí này sẽ có hoặc không tuỳ loại tài sản, tuỳ ngân hàng
Đối với vay tín chấp bạn cũng cần chuẩn bị những khoản phí như
• Phí thẩm định hồ sơ vay
• Phí tất toán sớm (trả nợ sớm)
• Phí phạt nếu trả nợ trễ
• Lãi suất phạt nếu trả nợ trễ
Chuẩn bị giấy tờ hồ sơ vay vốn ngân hàng cần gì?
Hồ sơ vay thế chấp (vay vốn có tài sản đảm bảo)
1. Đơn đề nghị vay vốn ngân hàng.
2. Chứng minh nhân dân hoặc là SHK hay KT3.
3. Giấy xác nhận lập gia đình hoặc còn độc thân.
4. Giấy tờ xác minh mục đích vay vốn.
5. Giấy chứng nhận quyền tài sản ví dụ như: sổ đỏ, giấy phép lưu hành máy móc, xe cộ,…
6. Giấy tờ xác minh nguồn tài chính.
Hồ sơ vay thế chấp (không có tài sản đảm bảo)
1. Bản chính đơn đề nghị vay vốn và hợp đồng vay vốn
2. Bản sao chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/ hộ chiếu còn hiệu lực.
3. Bản sao Hộ khẩu/ Giấy tạm trú/ KT3 của khách hàng.
4. Giấy xác nhận độc thân nếu chưa kết hôn/ giấy đăng ký kết hôn nếu có
Hi vọng bạn sẽ có cái nhìn chung nhất về hình thức vay vốn ngân hàng tín chấp và vay vốn ngân hàng thế chấp. Nếu bạn có kinh nghiệm vay vốn ngân hàng hoặc đã từng tìm hiểu về vay vốn ngân hàng, chúng ta hãy cùng trao đổi ở phần bình luận nhé.