Trong vài năm gần đây, xu hướng kinh doanh homestay, resort đã phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trên khắp cả nước, đặc biệt là tại các thành phố lớn và những điểm địa danh được phát triển du lịch. Cùng với trào lưu ”bỏ phố về rừng”, xu hướng kinh doanh này góp phần kéo theo sự tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản vùng ven, bất động sản nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, gần đây, việc một số nhà đầu tư quyết định “rút lui” khỏi các dự án homestay và resort đã gây ra mối lo ngại về một làn sóng cắt lỗ, tháo chạy khỏi thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Vậy nguyên do là gì, hãy cùng Blog Khởi Nghiệp tìm hiểu ngay nhé!
Đại dịch Covid 19
Ông Nguyễn Văn Mỹ, chuyên gia trong lĩnh vực du lịch đã chia sẻ về tình hình nhiều khách sạn và resort được xây dựng trước khi dịch bùng phát. Ông lý giải rằng tại thời điểm trước đại dịch, các dự án này đang hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, khi dịch bùng phát, mọi hoạt động dường như bị đóng băng, khiến các chủ đầu tư phải đối mặt với tình trạng thua lỗ. Dù sau khi dịch bệnh dần được kiểm soát, lượng khách du lịch có tăng trở lại, song vẫn chưa đạt đến mức lớn như trước đại dịch, tạo ra sự thách thức cho việc kinh doanh các khu nghỉ này. Chính vì vậy mà các chủ đầu tư không thể gánh lãi và phải chấp nhận bán lại cơ ngơi.
<<<Xem thêm: Vì sao đế chế Nokia sụp đổ? Nguyên do khiến ai cũng phải gật đầu
Suy thoái kinh tế nặng nề
Tại Hội nghị triển khai Nghị quyết 82 ngày 18/5/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững, ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã nhận định rằng, tuy số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đang có sự gia tăng đáng kể, nhưng vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng ban đầu. Sự cạnh tranh khốc liệt từ các quốc gia khác và tình trạng suy thoái kinh tế trên toàn thế giới vẫn tiếp tục đặt ra những thách thức lớn. Chính vì vậy, ở thời điểm hiện tại mọi người dân đều đã phải thắt chặt chi tiêu và mua sắm.
Mặc dù lượng khách du lịch phục hồi chậm, song các cơ sở lưu trú như homestay, resort mới lại đang tăng quá nhanh. Hệ quả là tỷ lệ lấp đầy một số nơi thấp. Ngoài ra, xu hướng du lịch của người dân cũng đã thay đổi đáng kể sau thời gian dịch bệnh. Đi ngắn ngày, du lịch tự túc hoặc đi nhóm nhỏ và sử dụng các cơ sở lưu trú riêng biệt như cắm trại, nhà nghỉ rẻ,.. đã làm giảm nhu cầu sử dụng khách sạn, resort truyền thống. Nguồn cung khách sạn, resort quá dư thừa được phản ánh rõ nhất ở Đà Nẵng và Nha Trang. Ông Nguyễn Tiến Đạt đã đưa ra đánh giá, tại Đà Nẵng, may còn có lễ hội pháo hoa và lượng khách nội địa bù lại. Tuy nhiên, tại Nha Trang, các khách sạn 5 sao cao cấp phải đối mặt với tình trạng công suất phòng chỉ đạt 20% trong mùa cao điểm. Tình hình tương tự cũng xảy ra ở nhiều khách sạn khác. Một số cơ sở lưu trú đã phải đóng cửa doanh nghiệp, do doanh thu không thể đủ để bù đắp chi phí vận hành.
<<<Xem thêm:Lợi nhuận Thế giới di động lao dốc, nhân viên nghỉ việc ồ ạt, chuyện gì vậy?
Chủ đầu tư thiếu năng lực, chuyên môn vận hành
Theo ông Nguyễn Văn Đính, nguyên Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết nếu đầu tư vào lĩnh vực Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng thì không thể dựa hoàn toàn vào đòn bẩy tài chính. Kinh doanh khai thác homestay, resort và khách sạn là một hành trình dài hơi, đòi hỏi chủ đầu tư phải có sự nắm vững về tài chính, chuyên môn và kiến thức sâu về vận hành, quản lý ngành du lịch và nghỉ dưỡng. Nhiều nhà đầu tư đã làm theo trào lưu, nhảy vào thị trường mà không có chiến lược cụ thể, và sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên, khi lượng khách du lịch thưa thớt, cung vượt quá cầu dẫn đến nhiều homestay bắt đầu đối mặt với tình trạng thiếu khách, không đủ thu để bù đắp chi phí kinh doanh, đẩy họ vào tình cảnh “ngộp thở”.
Anh Đoàn Mạnh, CEO của Combo Home, chia sẻ quan điểm rằng đợt “cắt lỗ, tháo chạy khỏi homestay, resort” này chủ yếu xuất phát từ các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả. Nguyên nhân thất bại bắt nguồn từ việc xây dựng homestay mà không có kế hoạch cụ thể. Nhiều chủ đầu tư chỉ tập trung vào vị trí và cảnh quan đẹp mắt, mà bỏ qua yếu tố thiết kế, chất lượng nguyên vật liệu, chi phí bảo trì và duy tu. Kinh nghiệm vận hành và chăm sóc khách hàng còn đang yếu kém, cộng với việc công trình ngày càng xuống cấp làm cho trải nghiệm của khách hàng không tốt và gây mất lòng tin. Hơn nữa, một số homestay bị thanh tra phát hiện việc xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất rừng, dẫn đến tình trạng bị buộc phải bán nhanh để tránh hậu quả pháp lý. Tuy nhiên, anh Đoàn Mạnh cũng cho rằng, nếu nhà đầu tư có chiến lược và sự chuyên nghiệp, họ vẫn có thể đạt được lợi nhuận bởi đây là hình thức đánh vào nhu cầu ở thực.
<<<Xem thêm:Mở quán nướng: Những sai lầm khiến bạn thất bại
Đầu tư theo phong trào
Anh Trần Thái, lãnh đạo một doanh nghiệp địa ốc Hà Nội đã đưa ra nhận định về việc “Làn sóng bỏ phố về rừng làm homestay” thoái trào là điều tất yếu, sau thời gian bùng nổ quá mạnh. Trước đó, tâm lý “Sợ Bị Bỏ Lỡ” (FOMO) đã thúc đẩy nhiều người dân đô thị đầu tư vào đất đai và xây nhà vừa để ở vừa để kinh doanh. Tuy nhiên, cách tiếp cận này thường dẫn đến thiệt hại tài chính, khiến nhiều người vỡ mộng. Anh Thái chia sẻ, một số người quen của anh đã phải đổ số tiền lớn để duy trì homestay hàng tháng, nhưng lợi nhuận không đủ để bù đắp chi phí. Cũng theo Anh Thái, tương tự như trào lưu “bỏ phố về rừng” cứ bùng nổ mạnh rồi lại thoái trào, sau thời gian lại hồi lại. Trong quá khứ, trào lưu này đã phát triển mạnh mẽ, và hiện tại lại thu hẹp. Việc người giàu trở lại bỏ rừng về Hà Nội cũng sẽ lặp lại như thời điểm gần 10 năm trước. Chuyên gia kinh tế TS. Đinh Thế Hiển cũng từng phân tích rằng, xu hướng “bỏ phố về rừng” sẽ nhanh chóng phai mờ do sự ưa thích bền vững của dân cư đối với tiện ích và cuộc sống thành thị.
Tóm lại, làn sóng cắt lỗ và tháo chạy khỏi homestay và resort không chỉ là một vấn đề của riêng ngành du lịch, mà còn phản ánh những thách thức chung của kinh doanh trong một thời kỳ không chắc chắn. Để tồn tại và phát triển trong tình hình hiện tại, các chủ đầu tư cần phải thấu hiểu sâu hơn về nhu cầu của thị trường, đầu tư vào năng lực và chất lượng dịch vụ, và có sự sẵn sàng thích nghi với những thay đổi để duy trì bền vững trong tương lai.
<<<Xem thêm:Quy trình, thủ tục, lãi suất vay vốn ngân hàng HDBank