Ngày nay cửa hàng đồ nhựa gia dụng mọc lên khá nhiều, hầu như khu vực nào cũng có do nhu cầu tiêu dùng lớn với các mặt hàng như xô chậu, rổ rá, bát đĩa nhựa, thiết bị nhà tắm, nhà bếp,vv…Mặc dù không phải là ý tưởng mới nhưng thị trường vẫn còn nhiều tiềm năng nếu bạn muốn khai thác và phát triển. Với những bạn nào đang ấp ủ mở cửa hàng đồ nhựa gia dụng thì hãy tham khảo ngay video này của Blog Khởi Nghiệp nhé.
1/ Tìm hiểu thị trường kinh doanh đồ nhựa gia dụng
Để mở cửa hàng bán đồ nhựa gia dụng được thuận lợi, bạn cần phải tìm hiểu về thị trường, mức độ dân cư, thu nhập của người dân cũng như các cửa hàng cạnh tranh tại khu vực đó. Mục đích của việc làm này là để bạn xác định được đối tượng khách hàng mà mình nhắm đến là ai và đối thủ của mình là ai? Từ đó, bạn sẽ có hướng đi đúng đắn, lựa chọn sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng.
Cụ thể: Nếu khu vực bạn mở cửa hàng đồ nhựa gia dụng là nông thôn thì sản phẩm không quá đòi hỏi cao về chất lượng, bạn có thể nhập những mặt hàng chất lượng trung bình, nhưng giá phải rẻ vì mức sống ở nông thôn không thể cao như ở thành phố, và họ cũng không quá quan trọng đồ dùng có tốt thật sự hay không, chỉ cần dùng được mà giá lại rẻ là có thể quyết định mua ngay.
2/ Tìm nguồn hàng, nhập hàng
Theo kinh nghiệm của những người đã từng mở cửa hàng kinh doanh đồ nhựa gia dụng thì sự đa dạng về chủng loại cần được ưu tiên tại các cửa hàng tức là cửa hàng của bạn phải có nhiều mặt hàng phục vụ được nhiều nhu cầu. Môt số nguồn nhập đồ nhựa gia dụng bạn có thể tham khảo như:
– Ở Hà Nội: chợ Đồng Xuân
– Ở TPHCM: chợ Lớn, chợ Bến Thành, cơ sở nhựa Thành Phát,…- Nhập trực tiếp từ các nhà sản xuất uy tín: Bạn có thể nhập trực tiếp từ các nhà sản xuất, cung cấp nhựa có uy tín tại Việt Nam như nhựa Song Long, Tân Hiệp Hưng, Hiệp Thành,… hoặc từ các đại lý bán buôn đồ nhựa gia dụng ở khu vực. Đây là nguồn hàng có chất lượng tốt, ổn định và giá thành niêm yết nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
– Nguồn hàng nhập khẩu: hàng ngoại nhập vốn đã được người Việt rất ưa chuộng. Những hãng đồ gia dụng nổi tiếng trên thế giới như Thụy Điển, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan,… là nguồn nhập hàng mà bạn có thể tham khảo nhằm đa dạng hàng hóa cho cửa hàng hoặc chuyên kinh doanh các mặt hàng gia dụng nhập khẩu luôn. Để tìm được những nguồn hàng này, bạn có thể liên hệ trực tiếp với các nhà sản xuất, phân phối hoặc nhập tại các đại lý phân phối trong nước của họ.
>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng thực phẩm sạch cho người bắt đầu
3/ Chuẩn bị nguồn vốn
Sau khi đã xác định cũng như tìm được nguồn nhập hàng. Bạn cần phải chuẩn bị vốn để mở cửa hàng. Với đồ nhựa gia dụng, nguồn vốn từ 30 – 100 triệu đồng là bạn đã có thể làm chủ một cửa hàng rồi. Số vốn đầu tư thì sẽ phụ thuộc vào quy mô cũng như nhóm hàng bạn muốn kinh doanh.
>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở shop túi xách cho người mới bắt đầu
Đồ nhựa gia dụng là mặt hàng có số vốn đầu tư thấp, đem về nguồn lợi nhuận cao, hạn chế tối đa thiệt hại khi gặp rủi ro. Thị trường kinh doanh đồ nhựa gia dụng vẫn rất sôi động vì nhu cầu của người sử dụng là không bao giờ thiếu.
Bạn cần lưu ý một chút, nếu như có ít vốn thì có thể mở cửa hàng trong ngõ, tập trung vào các vật dụng thiết yếu và bắt buộc phải có trong các gia đình như xô chậu, hộp dụng, đồ trong nhà bếp,vv…
>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở shop kinh doanh cho người mới bắt đầu
4/ Lựa chọn mặt bằng mở cửa hàng
Bước tiếp theo vô cùng quan trọng đó là bạn cần chọn được một địa điểm kinh doanh để mở cửa hàng đồ nhựa gia dụng. Cửa hàng này phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
– Lựa chọn những khu vực đông dân cư, sinh viên, công nhân. Các khu chung cư, khu trọ hay gần bệnh viện là một lợi thế.
– Mặt phố, mặt ngõ hoặc dưới chân các tòa chung cư. Vị trí dễ nhìn, có vỉa hè đỗ xe. Thuận tiện đi lại.
– Diện tích không cần quá rộng, khoảng 20-30m2 cũng được.
>>Xem thêm: Kinh nghiệm quản lý cửa hàng cho người mới kinh doanh
5/ Sửa sang và mua sắm thiết bị cửa hàng
Với một cửa hàng đồ nhựa gia dụng bạn chỉ cần đầu tư sơn lại tường sáng màu, lắp đèn sáng là được. Quan trọng là khách hàng vào cửa hàng nhìn thấy cửa hàng sáng sủa, đồ được sắp xếp ngay ngắn, hợp lý.
Thiết bị của cửa hàng đồ nhựa gia dụng thì cũng không có gì nhiều. Chủ yếu là giá kệ để đồ, quầy thu ngân, máy tính, máy tít mã vạch.
Khi sắp xếp đồ cho cửa hàng cần phân chia thành các khu nhất định, đồ cho phòng bếp riêng, phòng tắm riêng chẳng hạn. Để khách hàng dễ nhìn, dễ thấy và dễ lấy.
>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng gạo chi tiết cho người mới bắt đầu
6/ Quảng cáo cho cửa hàng
Dù là bạn mở cửa hàng đồ nhựa gia dụng nhỏ, ở trong phố nhỏ thì cũng đừng bỏ qua khâu quảng cáo cho cửa hàng cũng như kết hợp với các kênh bán hàng online nha.
Bạn có thể phát tờ rơi, chạy chương trình giảm giá hoặc mua 2 tặng 1 ngày khai trương để thu hút khách hàng quanh khu vực đó
Nên đăng bán các sản phẩm lên fanpage, shopbee, sendo, tiki, lazada để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng gia dụng cho người mới bắt đầu
Trên đây là kinh nghiệm mở cửa hàng đồ nhựa gia dụng cho người mới bắt đầu, bạn hãy tham khảo và đúc rút lại cho mình nhé.