5 Tháng Năm, 2024

Mở quán riêu có lãi không?

Ngày nay, có rất nhiều quán bún riêu mở ra, và sự phát triển này chứng tỏ rằng việc kinh doanh hàng bún riêu mang lại lợi nhuận không hề nhỏ thì những quán bún riêu mới đông như vậy. Mở quán bún riêu chắc chắn sẽ là một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời cho những ai đang có ý định kinh doanh các món ăn truyền thống. Để chắc chắn hơn về điều trên cũng như giải đáp được thắc mắc “1 bát bún riêu lời bao nhiêu tiền?” bạn hãy cùng Blog Khởi Nghiệp tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tiềm năng khi kinh doanh quán bún riêu

Lý do mà mở quán bún riêu có tiềm năng lớn là nhờ vào sự ưa thích của người tiêu dùng đối với món ăn này. Bún riêu không chỉ là một món ăn truyền thống của Việt Nam mà còn được đánh giá cao về hương vị thơm ngon, đậm đà và giàu dinh dưỡng, đồng thời cung cấp lượng chất xơ đáng kể, rất tốt cho sức khỏe. Sức hấp dẫn của bún riêu không giới hạn độ tuổi, từ sinh viên đến người trung niên và người cao tuổi đều thích món ăn này. Bún riêu có nhiều loại và phong phú về hương vị, tùy thuộc vào từng khu vực và cách nấu của những người bán. Ngoài ra, mức giá của bún riêu cũng khá phải chăng, phù hợp với túi tiền của đa số khách hàng. Món ăn này thường được mua và ăn sáng hoặc ăn trưa, do đó quán bún riêu có thể thu hút khách hàng đông đảo trong giờ cao điểm. Nếu kinh doanh bún riêu tốt, chủ quán có thể phát triển thêm các món ăn khác hoặc mở rộng quy mô kinh doanh để tăng doanh thu.

<<<Xem thêm:Mở quán bún riêu cần bao nhiêu tiền?

Mở quán bún riêu lãi bao nhiêu?

Để tính được mở quán bún riêu lãi bao nhiêu bạn áp dụng công thức: Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí hàng tháng – Chi phí cố định.

1. Chi phí cố định

Chi phí cố định sẽ tính tổng hết các chi phí mà bạn dùng lúc đầu cho quán như tiền sang sửa, trang trí quán và chi phí mua đồ dùng được lâu dài như trong quán như: bàn ghế, bát đĩa, bếp, tủ đựng nguyên liệu,…Sau đó chia cho 12 tháng.

• Chi phí đầu tư vật chất, đồ dùng trong quán khoảng 17.000.000đ
• Chi phí sang sửa, trang trí quán khoảng 15.000.000đ

Như vậy tổng các loại chi phí cố định này hết tầm 32.000.000/ 12 tháng = 2.600.000đ/ 1 tháng

2. Các loại chi phí hàng tháng

Chi phí thuê mặt bằng

Khoản chi phí cố định đầu tiên và tốn kém nhất khi bắt đầu kinh doanh quán bún riêu là chi phí thuê mặt bằng. Hiện tại, chi phí thuê mặt bằng có thể dao động từ 5 – 10 triệu đồng cho diện tích từ 30 – 50m2 nếu ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Còn tại các tỉnh thành khác, mức giá thuê sẽ rẻ hơn, có thể ở khoảng từ 3.000.000 – 5.000.000 VNĐ/tháng.

Chi phí mua nguyên liệu làm bún riêu

Món bún riêu cua dân dã là sự kết của các nguyên liệu bình dân như: cua, bún, các loại rau và gia vị thân quen. Tuy nhiên bún riêu cua lại có cách chế biến kỳ công hơn với nhiều loại topping nên so với bún giò heo, bún xương, bún ốc, bún chả thì món này sẽ cần nhiều nguyên liệu hơn. Ước tính chi phí nhập nguyên liệu ban đầu của quán riêu như: cua, bún, giò, thịt bò, rau sống,.. là khoảng 15 triệu/tháng. Khi có lượng khách ổn định, con số này sẽ tăng lên. Ngoài ra, các chi phí mua sắm gia như muối, tiêu, đường, nước mắm, mì chính, tỏi, ớt,… cũng không quá lớn. Ước tính chỉ tốn khoảng 1 triệu đồng mỗi tháng.

<<<Xem thêm:Mở quán bún chả: cần bao nhiêu chi phí là đủ?

Chi phí thuê nhân viên

Một quán bún riêu với quy mô nhỏ thường chủ quán sẽ là đầu bếp luôn, và bạn sẽ chỉ cần một nhân viên chạy bàn kiêm nhiệm tạp vụ. Hiện nay, mức lương cho nhân viên phục vụ bàn thường nằm trong khoảng 4-5 triệu/tháng (8 tiếng) không bao gồm bữa trưa và tối.

Chi phí khác

Ngoài các khoản chi phí đã nêu, bạn cũng cần phải chi trả cho các khoản tiền liên quan đến điện và nước. Trong mùa hè, chi phí này có thể khoảng 3 triệu đồng mỗi tháng, trong khi vào mùa đông thì có thể giảm xuống còn khoảng 1 triệu đồng/tháng.

Thêm vào đó, khi mới mở quán bún riêu, việc quảng bá và marketing là rất quan trọng để nhiều người biết đến hơn. Để đạt hiệu quả tốt, bạn cần lập kế hoạch và thực hiện chiến lược marketing phù hợp trên nhiều kênh truyền thông khác nhau, nhằm tối ưu hóa tiềm năng kinh doanh và thu hút đối tượng khách hàng đa dạng. Chi phí đầu tư cho mục này thường dao động từ 2 – 6 triệu đồng mỗi tháng, tùy thuộc vào quy mô cụ thể của quán và phạm vi chiến dịch quảng bá.

Vậy tổng chi phí tháng cho quán bún riêu hết tầm: 10.000.000 mặt bằng + 15.000.000 mua nguyên liệu +5.000.000 thuê nhân viên + 5.000.000 chi phí khác = 35.000.000đ

<<<Xem thêm:Kinh nghiệm mở quán bún riêu cho người mới bắt đầu

3. Doanh thu cho quán bún riêu

Một bát bún riêu trung bình 35.000đ – 40.000đ/1 bát. Một số quán có thêm topping chất lượng thì giá từ 45.000đ – 50.000đ/tô. Nếu tính là bán 40.000đ/bát thì với mỗi bát bún riêu cua hoặc bún riêu thịt bán ra, trừ hết đi các chi phí đầu vào thì người bán lời từ 7 – 15.000đ. Những ngày đầu mới mở bán, bạn sẽ bán được được khoảng 50 bát, như vậy bạn sẽ có doanh thu 2.000.000đ/ngày. Một tháng bạn sẽ đạt doanh số 1.750.000đ x 30 ngày = 60.000.000đ. Nếu quán của bạn kinh doanh tốt thì ngày bán 100-200 bát là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, bạn cũng nên hay lường trước 3 tháng đầu tiên sẽ có thể chỉ bán được 10-30 bát và tiền thu về chỉ đủ số vốn bỏ ra đã là quá tốt rồi.

4. Lợi nhuận cho quán bún riêu

Theo đúng công thức này thì một tháng bạn sẽ có lợi nhuận: 60.000.000 – 2.600.000 – 35.000.000 = 22.400.000đ. Một năm thuận buồm xuôi gió bạn sẽ có mức lãi chừng 269.000.000đ.

Như vậy có thể thấy, mở quán bán bún riêu là mô hình kinh doanh có thể đem lại cho bạn số tiền lên tới 8 con số mỗi tháng. Tuy nhiên, để đạt được điều này, bạn cần phải thật sự tâm huyết, nắm vững những tuyệt chiêu để tồn tại lâu dài trong nghề. Cảm ơn các bạn đã xem hết bài viết. Đừng quên đăng ký, nhấn chuông, like và share để nhận thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích từ kênh Blog Khởi Nghiệp nhé.

<<<Xem thêm:Mở quán bún chả: Những sai lầm khiến bạn phải đóng cửa

Add comment