Xin chào các bạn. Việc kinh doanh có mang lại hiệu quả cao hay không phụ thuộc rất lớn vào cách quản lý cửa hàng của chủ shop . Đây là vấn đề mà ngay cả những chủ shop kinh doanh lâu năm vẫn cứ phải đau đầu . Trong video này Blog Khởi Nghiệp sẽ chỉ ra 3 vấn đề quan trọng nhất trong quản lý cửa hàng mà các chủ shop mới kinh doanh lần đầu phải đặc biệt chú trọng .
1.Quản lý hàng hoá
2.Quản lý nhân viên
3.Quản lý tài chính

Xem thêm:

1.Quản lý hàng hoá

+ Nguồn hàng
Lựa chọn và quản lý nguồn nhập là yếu tố vô cùng quan trọng trong quy trình quản lý cửa hàng. Quản lý hàng hóa nhập không hiệu quả hoàn toàn có thể gây ra các vấn đề mất kiểm soát tồn kho, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bán hàng của cửa hàng.
Bây giờ thị trường có rất nhiều phần mềm hỗ trợ quản lý bán hàng hoá giá chỉ dao động từ 200k – 300k / 1 tháng nhưng mang lại hiệu quả cao . Các chủ shop nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng ngay từ đầu để tránh thất thoát hàng hoá.
Các chủ shop nên lựa chọn nguồn hàng nhập uy tín và đa dạng để thuận tiện cho quá trình kinh doanh. Ngoài ra chủ shop cũng nên liên tục tìm kiếm nguồn hàng và sản phẩm mới để cập nhật xu hướng thị trường hấp dẫn và giữ chân được khách hàng quen . Cần liên tục kiểm tra nguồn hàng nhập để đảm bảo snar phẩm nhập về shop không bị lỗi và kém chất lượng .
+ Đơn hàng
Kiểm tra đơn hàng thường xuyên để đảm bảo việc xuất hàng hoá đúng giá và đúng sản phẩm nắm rõ được lợi nhuận và doanh thu của cửa hàng theo từng ngày . Từ đấy có các chiến lược bán hàng , chăm sóc khách hàng phù hợp
Việc nắm rõ các đơn hàng còn giúp chủ shop biết được sản phẩm nào của shop đang bán chạy , sản phẩm nào bán chậm từ đó điều chỉnh nguồn hàng nhập cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng
+ Hàng Tồn
Liên quan đến việc quản lý hàng hóa và tồn kho, chủ cửa hàng cần có hệ thống quản lý phù hợp để kiểm soát chính xác lượng tồn, hàng hóa bày bán ở từng chi nhánh hay phân loại cụ thể. Việc quản lý hàng tồn rất quan trọng ngoài việc kiểm soát xem hàng hoá có bị mất cắp , hỏng lỗi thông qua số liệu hàng tồn có thể nắm rõ được sản phẩm nào không được ưu chuộng . Ngoài ra thông qua việc kiểm soát hàng tồn , hàng hỏng chủ shop cũng có thể đánh giá được chất lượng sản phẩm để rút kinh nghiệm khi nhập hàng mới.

Xem thêm: Kinh nghiệm vay vốn ngân hàng để kinh doanh năm 2022

2. Quản lý nhân viên

Nhân viên luôn là yếu tố vô cùng quan trọng đối với mỗi cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên, không phải chủ kinh doanh nào cũng hiểu rằng, cách quản lý của bạn sẽ quyết định sức mua, tỷ lệ khách hàng quay lại cũng như vận hành của cửa hàng
– Ngay từ khâu tuyển dụng chủ shop nên lựa chọn thật kỹ nhân viên bán hàng đừng vì tham giá rẻ mà chọn những bán nhân viên kém hiểu biết hay tư chất đạo đức không tốt . Khi tuyển nhân viên bán hàng nên ưu tiên nhưng bán có ngoại hình sáng sủa , ưu nhìn và giao tiếp tốt nhưng càng quan trọng hơn là phải trung thực và nhiệt tình
– Hãy luôn rõ ràng trong Mô tả công việc, bởi không một ứng viên nào bỏ công sức, thời gian đi ứng tuyển một vị trí mà không rõ ràng về những công việc phải làm khi trở thành nhân viên. Cùng với đó, đây cũng là cách giúp bạn có thể loại bỏ các CV không phù hợp với yêu cầu, giảm tối đa thời gian phỏng vấn với những ứng viên không tiềm năng.
– Nên đưa ra mức lương thưởng phù hợp theo sản phẩm hoặc doanh thu để tạo động lực bán hàng cho nhân viên .Quy định rõ ràng về chế độ làm việc nghỉ ngơi , quy cách ăn mặc, dùng điện thoại. Đặc biệt chế độ thưởng , phạt rõ ràng để đảm bảo nhân viên làm việc hiệu quả
– Nên đào tạo nhân viên và quán triết rõ ràng về thái độ bán hàng, cách tư vấn , cách lấy và cất sản phẩm để giữ cho cửa hàng gọn gàng ngăn lắp .Hướng dẫn nhân viên xử lý các tình huống phát sinh khi xảy ra với khách hàng
– Quy định rõ quyền hạn và nghĩa vụ để đảm bảo nhân viên bán hàng của bạn không tự ý quyết định những vấn đề ngoài thẩm quyền gây thiệt hại cho shop.

Xem thêm: Bất Động Sản và 7 Sai lầm mà người lần đầu mua đất nhất định phải tránh

3 . Quản lý Tài Chính

Đối với chủ kinh doanh, kiểm soát các chỉ số tài chính là yếu tố cần thiết để đảm bảo bạn có thể đánh giá chính xác nhất tình hình kinh doanh của cửa hàng. Vậy đâu là những yếu tố mà chủ kinh doanh cần quan tâm để quản lý tài chính, quản lý cửa hàng hiệu quả nhất?
3.1 Đánh giá Lãi – Lỗ
Để đánh giá lãi lỗ của cửa hàng, rõ ràng chi phí, doanh thu và lợi nhuận là các chỉ số mà chủ kinh doanh cần nắm vững.
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Kinh nghiệm quản lý cửa hàng cho chủ shop mới kinh doanh là lLuôn luôn theo dõi sổ sách để nắm rõ tình hình kinh doanh của cửa hàng . Hãy đảm bảo là tất cả các khoản chi đều hợp lý và tiết kiệm cho cửa hàng đồng thời loại bỏ những khoản chi không cần thiết và tìm hiểu những khoản chi bất thường để tránh thiệt hại cho cửa hàng .
Kiểm tra doanh số bán hàng kỹ và đối chiếu sổ sách để đảm bảo không thất thoát hàng hoá .Phân tích những giai đoạn doanh thu cao nhất và thấp nhất để nắm được xu hướng mua sắm của khách hàng . Tìm ra nguyên nhân cho những ngày doanh thu thấp và phát huy những ưu điểm để duy trì những ngày có doanh thu cao .
Chốt lại, trong kinh doanh hãy luôn chi tiêu hợp lý và tiết kiệm để đảm bảo lớn nhuận lớn nhất có thể cho shop

Xem thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng gạo chi tiết cho người mới bắt đầu
3.2 Quản lý công nợ
Công nợ của một cửa hàng kinh doanh được hiểu là các khoản phải thu hoặc phải chi từ khách hàng hoặc nhà cung cấp. Để kiểm soát được các khoản này, chủ kinh doanh cần đảm bảo khả năng lưu trữ mọi chứng từ liên quan để đảm bảo khả năng thanh toán, thu hồi công nợ diễn ra suôn sẻ.
– Theo dõi các khoản công nợ mà khách hàng hay đối tác trưa thanh toán để đôn độc và đảm bảo việc thu đủ công nợ . Đặc biệt là công nợ với các đơn vị chuyển phát .
– Kiểm tra các chứng từ hoá đơn với các nhà cung cấp để tránh trường hợp công nợ sai , nhầm lẫn
– Đánh giá các khoản công nợ xấu của khách hàng để ngừng cung cấp hàng và tìm cách thu hồi công nợ .
Trên đây là các kinh nghiệm quản lý cửa hàng cho chủ shop mới kinh doanh chúc các bạn thành công

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *